Thị trường hàng hiệu thế giới gặp khó

THỤY KHA| 19/12/2014 09:06

Thị trường hàng hiệu xa xỉ đang có những biến đổi lớn về nhận thức, từ người tiêu dùng cho đến các nhà sản xuất.

Thị trường hàng hiệu thế giới gặp khó

Thị trường hàng hiệu xa xỉ đang có những biến đổi lớn về nhận thức, từ người tiêu dùng cho đến các nhà sản xuất.

Đọc E-paper

Georges Vuitton, con trai của Louis, nhà sản xuất túi xách, vali nổi tiếng nhất thế giới, khoe những thiết kế được xếp vào dòng "sang trọng" đầu tiên của "LV" tại Hội chợ Thế giới Chicago vào năm 1893.

Kể từ đó, các đại gia giàu có ở Trung Đông trở thành thỏi nam châm cho thị trường hàng hiệu của thế giới từ năm 1960. Sau đó, người Nhật dẫn dắt thị trường trong những năm 1970. Và bây giờ đến lượt Trung Quốc lên ngôi đầu trong thị trường sang trọng này.

Hiện nay, các mặt hàng xa xỉ đã lan rộng trên quy mô địa lý và cả xã hội, hàng hiệu xa xỉ mở rộng đối tượng khách hàng sang cả giới trung lưu.

Theo Bain & Company, trong 20 năm qua, số lượng người tiêu dùng hàng xa xỉ trên toàn thế giới tăng gấp ba lần, lên đến 330 triệu khách hàng. Hầu hết những khách hàng mới gia nhập thị trường này không phải rất giàu mà chỉ ở mức khá giả.

Thị trường hạng sang có thể được tìm thấy trong các ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đến ngân hàng.

Sử dụng nhận thức của người tiêu dùng về những gì cấu thành hàng hóa và dịch vụ cao cấp, Tập đoàn tư vấn Boston tính toán rằng 1,8 ngàn tỷ USD đã được chi tiêu vào các mặt hàng như vậy trong năm 2012. Các hạng mục lớn nhất là du lịch, tiếp theo là xe hơi và hàng xa xỉ cá nhân.

Châu Âu vẫn là lục địa có số thương hiệu sang trọng nhiều nhất, chiếm 70% của thế giới. Đức nổi tiếng trong lĩnh vực xe hơi, du thuyền, nhưng cường quốc hàng hiệu thực sự là Ý. Hàng hóa sang trọng là một trong số ít những ngành mà châu Âu có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Mỹ là một thị trường đang được khai phá, đang thách thức các thương hiệu châu Âu với giá cả phải chăng hơn. Trung Quốc mới bắt đầu khuấy động thị trường xa xỉ thế giới trong vai trò tiêu thụ.

Tuy nhiên, thị trường hàng xa xỉ thế giới đang sa sút với các biến động chính trị xã hội tại Nga, Hồng Kông, Nhật Bản. Trong khi đó, cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc cũng khiến nhu cầu mua sắm hàng hiệu giảm mạnh. Vì thế, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết hàng sang trọng đã giảm một phần tư trong năm nay.

Sau hai thập niên khi tăng trưởng hằng năm với tốc độ trung bình gần 6%, Bain Altagamma dự báo năm nay thị trường hàng xa xỉ chỉ tăng trưởng khoảng 2%.

Cuộc khủng hoảng này đang dần những thay đổi sâu sắc hơn trong ngành công nghiệp hàng xa xỉ. Một trong số đó là một sự thay đổi từ "có” đến "được", đặc biệt là ở các nước giàu, nơi mà những người giàu đang trở nên ít quan tâm đến việc sở hữu mà quan tâm nhiều hơn trải nghiệm.

Theo nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn Spectrem, giới nhà giàu đang ngày càng trở nên "bình dân" hơn. Họ mua đồ dùng là những thương hiệu phổ biến bên cạnh những nhãn hàng xa xỉ và nhắm đến các quảng cáo gần gũi, có tính chất giải trí nhiều hơn.

Ngược lại, trang sức, xe hơi và du thuyền không còn phổ biến nữa. Hơn 3/4 những người giàu được hỏi không tiêu bất cứ "đồng xu nào" cho du thuyền. Chỉ 30% tiêu hơn 10.000 USD cho các món đồ trang sức mỗi năm và ít hơn 1/5 số người tiêu hơn 50.000 USD cho những chiếc xe hơi.

Khi tạo ra nước hoa Số 5 trong năm 1920, Coco Chanel muốn dành sản phẩm này cho khách hàng thời trang cao cấp nhất. Nhưng trong thập niên sau, Coco Chanel bán dòng nước hoa này trong chai nhỏ hơn để gần như mọi phụ nữ đều dùng Chanel.

Rất nhiều thương hiệu thời trang cao cấp cũng đi theo con đường của Chanel để mở rộng thị trường, dù không phải tất cả đều thành công.

Người tiêu dùng ở Trung Quốc đang chuyển từ "phô trương" sang tiêu dùng "tinh tế” hơn. Giới trẻ trên thế giới có những cách nhìn khác về hàng hóa sang trọng, trở nên ưa chuộng hơn các món hàng mua bán trên mạng, hơn là những cửa hiệu đẳng cấp cao.

Trong khi đó, bất bình đẳng đang tạo ra những quan tâm ngày càng tăng từ Berlin đến Bắc Kinh. Những thương hiệu sang trọng bị chỉ trích khi làm giàu trên sự bóc lột người lao động nghèo ở Bangladesh, Campuchia...

"Ngành hàng sang trọng là một phần quan trọng của câu trả lời cho những vấn đề lớn của xã hội chúng ta", Marie-Claire Daveu, phụ trách Phát triển bền vững của Công ty Kerings cho biết. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường hàng hiệu thế giới gặp khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO