Sản xuất toàn cầu tăng trưởng, trừ châu Âu

B.TRỊNH/DNSGCT| 07/07/2014 04:55

Hoạt động sản xuất trên toàn thế giới bất ngờ khởi sắc trong tháng 6, phần lớn nhờ sự trở lại của Trung Quốc, Nhật Bản và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của các xí nghiệp tại Mỹ trong vòng bốn năm qua.

Sản xuất toàn cầu tăng trưởng, trừ châu Âu

Hoạt động sản xuất trên toàn thế giới bất ngờ khởi sắc trong tháng 6, phần lớn nhờ sự trở lại của Trung Quốc, Nhật Bản và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của các xí nghiệp tại Mỹ trong vòng bốn năm qua.

Đọc E-paper

Dữ liệu công bố tuần qua cho thấy các phương pháp kích cầu kinh tế của Bắc Kinh và chính sách hỗ trợ thị trường lao động tại Nhật Bản bắt đầu mang đến sắc thái tích cực cho các nền kinh tế hàng đầu châu Á. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do tổ chức thông tin tài chính Markit đưa ra trong tháng này là 50,8, trong khi tháng trước còn dưới mức trung bình là 50 (49,4).

Tương tự, chỉ số PMI tại Nhật Bản cũng chạm mức 51,1, đánh dấu mức tích cực đầu tiên trong vòng ba tháng qua. Đứng trước tình hình nhu cầu hàng hóa tại thị trường quốc tế vẫn còn thấp, cả hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu này đang tiếp tục tập trung vào việc cách tân chính sách kinh tế nhằm khuyến khích gia tăng nhu cầu trong nước, đặc biệt là hâm nóng thị trường bất động sản tại Trung Quốc nhằm tránh sự tuột dốc của nền kinh tế thứ hai thế giới trong những tháng tới.

Tình hình sản xuất tại Mỹ còn lạc quan hơn, với mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 5/2010, chỉ số PMI đạt mức 57,5. Giới kinh tế học tại Barclays dự báo nền kinh tế số 1 thế giới sẽ tiếp tục đà hưng phấn này trong nửa năm còn lại.

Tình hình sản xuất tại Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong bốn năm qua

Trong khi những dấu hiệu tích cực đang xuất hiện ở nhiều nơi thì đám mây ảm đạm vẫn bao phủ tại châu Âu, nơi nền kinh tế Pháp bất ngờ bị tuột dốc, chỉ số PMI rơi xuống 48, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2014. Chỉ số PMI tại 18 quốc gia trong khu vực eurozone giảm xuống 52,8 từ con số 53,5 của tháng 5/2014.

Theo Markit, với tình hình hiện tại, tốc độ tăng trưởng trong quý II tại eurozone có khả năng chỉ dừng ở mức 0,4%. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tiếp tục vững mạnh với chỉ số PMI giảm nhẹ xuống còn 54,2. Trước mắt, với tình hình lạm phát tại khu vực eurozone vẫn nằm ở mức thấp chỉ 0,5% trong tháng 5, có khả năng Ngân hàng châu Âu (ECB) sẽ thúc đẩy việc hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục mới và đưa ra các chương trình tín dụng dài hạn nhằm thúc đẩy hoạt động vay tiền cho các doanh nghiệp khu vực eurozone.

Theo ING, với khả năng PMI tại eurozone có thể hạ thấp hơn mức 50 trong tháng tới, quyết định cần thiết nhất của ECB chính là áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, giúp các công ty địa phương tồn tại và ngăn chặn châu Âu khỏi hiện tượng “Nhật Bản hóa nền kinh tế” vốn được biết đến với tình trạng giảm phát và kinh tế trì trệ.

>Châu Âu: Nợ nhỏ, họa lớn
>Những mốc chính của khủng hoảng nợ châu Âu
>
Nỗi lo châu Âu thực sự đang trở lại
>Châu Âu mừng và lo trước Trung Quốc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sản xuất toàn cầu tăng trưởng, trừ châu Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO