Một APEC, ba áp lực

THỤY KHA| 16/10/2013 08:13

APEC có bề ngoài là một diễn đàn kinh tế lớn của thế giới nhưng đang bộc lộ những mâu thuẫn dẫn đến sự suy yếu nội tại.

Một APEC, ba áp lực

APEC có bề ngoài là một diễn đàn kinh tế lớn của thế giới nhưng đang bộc lộ những mâu thuẫn dẫn đến sự suy yếu nội tại.

Đọc E-paper

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với một chương trình nghị sự ngày càng mở rộng, đã có những con số rất ấn tượng về một nền kinh tế chiếm 55% GDP, 44% thương mại và 40% người tiêu dùng của thế giới.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không xuất hiện trong Hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Bali vào ngày 7 và 8/10 khiến dấy lên nhiều hoài nghi về tầm quan trọng và thực tế của APEC. "Việc hoãn chuyến công du châu Á của Tổng thống là hậu quả khác của Hạ viện khi gây sức ép khiến Chính phủ phải đóng cửa", ông Jay Carney, phát ngôn viên Nhà Trắng giải thích.

Tuy nhiên, cuộc họp APEC lần này được Chính phủ Mỹ trông đợi nhằm bàn giải pháp thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm 11 nước với sản lượng kinh tế hằng năm là 26.000 tỷ USD. "Vì vậy, việc không tham dự APEC của Tổng thống Mỹ sẽ là cú đấm giáng vào nền ngoại giao Mỹ”, theo nhận định của ông Ken Lieberthal, người từng là Giám đốc châu Á của Ủy ban An ninh quốc gia thời Tổng thống Bill Clinton.

> VN – hơn một thập niên đóng góp tích cực vào APEC
> Việt Nam thu hút sự chú ý tại Hội nghị APEC
> APEC: Tái cân bằng, tái gắn bó
> APEC và G20: Tránh cuộc chiến thương mại

Các nhà quan sát cũng đặt câu hỏi: "Phải chăng APEC không đủ hấp dẫn đối với người Mỹ?". Ngay cả một số những người ủng hộ APEC cũng thừa nhận rằng hiện tổ chức này đang phải đối mặt với ít nhất ba áp lực dẫn đến sự suy yếu của diễn đàn này. Thứ nhất là vấn đề mở rộng chương trình nghị sự.

Sau khi thành lập vào năm 1989, APEC tập trung rất nhiều vào tự do hóa thương mại với "Mục tiêu Bogor" và có thể đạt một số tiến bộ: thuế suất trung bình trong các nền kinh tế APEC đã giảm từ khoảng 15% năm 1994 xuống khoảng 5% hiện nay. Nhưng vòng đàm phán Doha dường như bị sa lầy khiến tham vọng của APEC phải chú ý sang các lĩnh vực khác.

Năm nay, Diễn đàn đã phải chuyển sang chủ đề "Châu Á - Thái Bình Dương tự cường: Động cơ của tăng trưởng toàn cầu" với các nội dung: Nâng cao "kết nối" (cơ sở hạ tầng, hài hòa thủ tục và tạo điều kiện du lịch dễ dàng hơn) và "phát triển bền vững công bằng". Thứ hai là APEC phải đối mặt với áp lực nội bộ. Ở đây nổi lên sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

Trung Quốc đã tiếp nhận vai trò Chủ tịch APEC năm 2014, tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 và các hội nghị liên quan. Trung Quốc nắm bắt cơ hội tại Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương để đóng vai trò lãnh đạo dựa vào sức mạnh kinh tế đứng thứ nhì thế giới trong khi Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng bế tắc về ngân sách.

Trong khi ông Obama phải ở nhà, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giành được các thỏa thuận thương mại trị giá hàng chục tỷ USD tại Indonesia và Malaysia, hai nước mà ông Obama lẽ ra đã đi thăm.

Trung Quốc không phải là một thành viên tham gia TPP và đang xúc tiến một hiệp định thương mại đối lập, với sự tham gia của 16 nước trong khu vực. Đây rất có thể là một mâu thuẫn mới giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới trong việc giành ảnh hưởng chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: "Trung Quốc sẽ tham gia vào việc xây dựng khuôn khổ hợp tác khu vực xuyên Thái Bình Dương có lợi cho tất cả các bên".

Truyền thông Trung Quốc nhận định đó là một lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào đề án TPP. Theo China Daily, TPP được "đa số coi là một nỗ lực mới của Hoa Kỳ nhằm thống trị nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương". Mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới này sẽ khiến các nước thành viên buộc phải lựa chọn: hoặc TPP hoặc APEC.

Thứ ba, thế giới đã thay đổi kể từ năm 1989. Bây giờ không có tình trạng thiếu diễn đàn để các nhà lãnh đạo các nước gặp gỡ và kết nối. Ở châu Á đã có Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Hội nghị Á - Âu . Trên toàn cầu có G20. Vì vậy, nếu không đủ sức hấp dẫn hơn là một diễn đàn thảo luận, APEC sẽ mai một là điều dễ hiểu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Một APEC, ba áp lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO