Thể thao Việt Nam: Lại chuyện định hướng thị trường

PHƯƠNG CHI| 24/11/2015 01:36

Câu chuyện kinh tế thị trường trong thể thao lại nóng lên trong tuần qua với việc các đài truyền hình lên kế hoạch tham gia mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh ba mùa giải sắp tới, bắt đầu từ mùa giải 2016-2017.

Thể thao Việt Nam: Lại chuyện định hướng thị trường

Câu chuyện kinh tế thị trường trong thể thao lại nóng lên trong tuần qua với việc các đài truyền hình lên kế hoạch tham gia mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh ba mùa giải sắp tới, bắt đầu từ mùa giải 2016 - 2017.

Đọc E-paper

Dĩ nhiên là bên bán sẽ chào cái giá đắt hơn ít nhất 20% so với gói cũ, đồng nghĩa với việc nếu muốn xem giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh, người xem sẽ lại phải thọc tay sâu hơn vào hầu bao vốn đã ngày càng eo hẹp do kinh tế khó khăn.

Thế nên mới có chuyện các đài truyền hình bắt tay nhau, vừa để gây sức ép không để bên bán ép giá, vừa tránh chuyện một đài nào đó có thể độc quyền như điều đã xảy ra với gói trước.

Các đài thậm chí còn thảo công văn chung, gửi lên Thủ tướng, Bộ thông tin Truyền thông để ngăn chặn viễn cảnh đó.

Tuy nhiên, khả năng mà nhiều người lo ngại kia vẫn rất dễ xảy ra, nếu như công ty mẹ của nhà đài "thích độc quyền" kia, vốn là tập đoàn nước ngoài, đứng ra mua gói độc quyền rồi trao lại cho công ty con đang hoạt động ở Việt Nam.

Theo luật cạnh tranh thì chẳng ai có thể ngăn cản được điều đó, dù có là người đứng đầu chính phủ, bởi đã gia nhập kinh tế thị trường thì phải tuân theo những quy tắc tối thiểu của thị trường.

Thế nhưng, trong trường hợp đó thì vẫn có người lý luận, nền kinh tế thị trường của chúng ta là có định hướng, vậy thì phải có điều chỉnh sao cho người tiêu dùng không bị thiệt thòi, theo đúng tôn chỉ "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Tương tự là việc một talk-show đàm tiếu chuyện các "sao" giải trí vừa ra đời đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng không thể dẹp bỏ, vì nó được phát trên YouTube, còn nếu muốn thì cứ đâm đơn kiện ra tòa như điều vẫn thấy ở các xã hội pháp quyền.

Nhưng nói chuyện pháp quyền ở đây có vẻ hơi lạc đề. Vì bản thân đài "thích độc quyền" kia lại có phần góp vốn của đài truyền hình quốc gia, tức cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ phải phục vụ nhân dân.

Mỗi khi nhắc đến trách nhiệm thì phần quản lý nhà nước lại nói rằng phải tuân theo cơ chế thị trường. Lúc đó, làm gì có ai nhắc đến cái đuôi định hướng đâu!

>Vì sao bóng đá Việt vẫn "giậm chân tại chỗ"?

>Bóng đá Anh đang đem về cả tỷ USD cho ngành du lịch

>SEA Games 28: Bóng đá nam liên tục gặp "bê bối"

>Bóng đá tụt hạng: Lỗi do… báo chí?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thể thao Việt Nam: Lại chuyện định hướng thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO