Tự mình tìm chiến lược

PHAN LÊ| 12/12/2013 08:37

Đã đến lúc mỗi doanh nghiệp (DN) phải tự lập chiến lược riêng, vì không thể có một chiến lược kinh doanh chung cho tất cả. Đó là ý kiến chung của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo "Chiến lược kinh doanh nào cho năm 2014" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức vào ngày 6/12.

Tự mình tìm chiến lược

Đã đến lúc mỗi doanh nghiệp (DN) phải tự lập chiến lược riêng, vì không thể có một chiến lược kinh doanh chung cho tất cả. Đó là ý kiến chung của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo "Chiến lược kinh doanh nào cho năm 2014" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) tổ chức vào ngày 6/12.

Đọc E-paper

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Thường trực HUBA, cho biết, có rất nhiều DN đã tìm tới HUBA, kỳ vọng tìm được chiến lược phát triển cho năm tới trước rất nhiều khó khăn và rủi ro.

Ông Hưng nói thêm, một đề tài nghiên cứu về rủi ro cho các DN nhỏ và vừa do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM thực hiện mới đây cho thấy, mức độ rủi ro cho các đối tượng DN này là khá cao, chiếm trên 30%.

Tuy nhiên, các chuyên gia tham dự hội thảo đều cho rằng, không thể có chiến lược kinh doanh chung cho tất cả các DN, mà bản thân mỗi đơn vị phải tự lập chiến lược riêng. TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, nêu rõ, triết lý kinh doanh phải là "linh hồn" của DN, từ đó mới có thể định ra chiến lược kinh doanh.

Đồng thời, chiến lược kinh doanh nên triển khai đồng bộ cùng với việc đánh giá lại nguồn lực. "Tuy nhiên vấn đề mà nhiều DN thường hay mắc là luôn đánh giá mình cao hơn những gì vốn có. Do đó, DN đã luôn đặt ra mục tiêu tăng trưởng nóng quá sức. Vì vậy, hoạch định chiến lược cho năm 2014, trước hết phải nhìn nhận rõ khả năng nội tại của DN", ông Dương phân tích.

Còn theo ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, chiến lược chính là sự phản ứng của DN với môi trường kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động và không có một phản ứng duy nhất. Theo đó, cùng trong một bối cảnh kinh tế, mỗi DN sẽ có một chiến lược riêng và chiến lược đó sẽ quyết định sự thành bại của họ.

Ông Lý Trường Chiến, chuyên gia tư vấn quản trị chiến lược và tái cấu trúc, cho biết, môi trường thay đổi rất nhanh. Nên tất cả đều phải tái cấu trúc từ khối doanh nghiệp, kinh tế, chính trị và công nghệ… Đồng thời, phải thích ứng bằng sự lắng nghe, thay đổi cách học, cách làm.

Cụ thể là DN phải biết nắm bắt các thông tin, củng cố lại hoạt động kinh doanh, tích lũy năng lực bản thân, từ đó tạo nên sự thay đổi theo hướng tích cực có như vậy mới có thể phát triển.

Sau những khó khăn của nền kinh tế vừa qua, các DN cũng đã thấy rõ được tầm quan trọng phải thay đổi phương thức quản trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển trong dài hạn.

Chưa thể có câu trả lời chính xác cho môi trường kinh doanh sắp tới nhưng ông Thành nêu rõ, DN phải phân biệt được hai khái niệm: đầu tư và làm kinh doanh, từ đó mới lựa chọn cách làm. Nếu đầu tư thì làm đa ngành, còn kinh doanh, đứng ra tự quản lý thì nên đơn ngành sẽ tốt hơn.

Nói thêm về điều này, ông Dương, chia sẻ, nếu như sản phẩm chính suy thoái thì bắt buộc phải đầu tư ngoài ngành để có thêm sản phẩm mới, cộng hưởng hỗ trợ cho họat động kinh doanh.

Song cần hiểu rằng, đa dạng ngành nghề nhưng phải trong giá trị cốt lõi, các sản phẩm kinh doanh xoay quanh thế mạnh. Nếu vào thế cùng, DN cũng nên chủ động xóa tên công ty để chuyển sang ngành nghề mới.

Đây chính là việc kết hợp "phòng thủ” và "tấn công". Thế nhưng, theo các chuyên gia, kinh tế năm tới chưa hẳn đã lạc quan đối với cả trong và ngoài nước. Vì vậy, DN vẫn phải luôn ở tư thế phải "phòng thủ”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tự mình tìm chiến lược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO