Robot "cướp việc" của người nghèo?

HÀ CÚC| 24/02/2016 04:43

Tự động hóa đe dọa cướp đi 85% số việc làm ở Ethiopia và nhiều hơn nữa trên các thị trường mới nổi.

Robot

Tự động hóa đe dọa cướp đi 85% số việc làm ở Ethiopia và nhiều hơn nữa trên các thị trường mới nổi.

Đọc E-paper

Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết, hơn 5 triệu  việc làm sẽ bị mất trên toàn cầu vào năm 2020 trước sự phát triển trí tuệ nhân tạo, robot và công nghệ. Đến nay, cuộc tranh luận về tác động của cái gọi là "Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư” đang tập trung vào các nước phát triển. Phân tích của Đại học Oxford vào năm 2013 kết luận 47% việc làm của Mỹ có nguy cơ được tự động hóa trong hai thập kỷ tới. Các tác động của làn sóng tự động hóa thậm chí sẽ lớn hơn tại các nước đang phát triển.

Hiện tại, các nước có thu nhập thấp đang có lợi thế chi phí cạnh tranh trong các lĩnh vực như nông nghiệp và sản xuất. Tuy nhiên, các nước này sẽ mất lợi thế trong nhiều lĩnh vực khi robot có thể thay thế hàng loạt vị trí lao động. Báo cáo Technologyechnology At Work v2.0 lập luận rằng, sự gia tăng tự động hóa và phát triển trong công nghệ như in 3D sẽ khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất về nước, thay vì gia công ở nước khác như lâu nay.

Thực tế, đã có những dấu hiệu đầu tiên của xu hướng này, các chuỗi cung ứng toàn cầu được phân mảnh bắt đầu chậm lại, và thậm chí đảo ngược ở một số nước như Philippines, Trung Quốc và Malaysia.

Báo cáo lập luận rằng các nền kinh tế Bắc Mỹ sẽ giành chiến thắng lớn từ xu hướng "tái gia công ngoài" này. Thị trường mới nổi, những người hưởng lợi chính của gia công ngoài trong nhiều thập niên qua, sẽ là người thua cuộc. Ở các nước phương Tây, lao động trong khu vực sản xuất chiếm khoảng 25 - 30% lực lượng lao động (những năm 1950 và 1980), và GDP khoảng 11.000 - 21.000 USD.

Brazil và Ấn Độ có lực lượng lao động trong khu vực sản xuất không quá 15% khi GDP dưới 5.000 USD tại Brazil và dưới 1.000 tại Ấn Độ. Một số nền kinh tế châu Á khác cũng đạt đến đỉnh cao này với thu nhập bình quân đầu người dưới 10.000 USD, trong khi ở hầu hết các tiểu vùng Sahara châu Phi, lao động trong khu vực sản xuất liên tục giảm trong 25 năm qua và chỉ chiếm khoảng 6% việc làm.

Tệ hơn nữa, tự động hóa có khả năng gây rối nhiều hơn ở các nước có nhu cầu thấp và an sinh xã hội bị hạn chế. Báo cáo kết luận rằng 69% việc làm tại Ấn Độ và 77% ở Trung Quốc ở mức độ "nguy cơ cao" do tự động hóa, con số này là 47% tại Mỹ và 57% tại OECD. Các tác giả tin rằng có một sự tương quan rõ ràng giữa GDP bình quân đầu thấp người và tỷ lệ việc làm có nguy cơ bị tự động hóa.

Báo cáo trích một nghiên cứu cho thấy  trong năm 1980 cho thấy, 8,2%  lực lượng lao động Mỹ đã chuyển sang công việc mới liên quan đến sự xuất hiện của công nghệ mới, con số này giảm xuống 4,4% trong năm 1990 và 0,5% trong năm 2000. "Điều này nói lên mối quan tâm chung rằng WhatsApps của thế giới này không tạo ra nhiều công ăn việc làm như GM hay IBM đã làm", nghiên cứu của Citibank và Trường Oxford nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng cho rằng, trong thời gian này, ít nhất không phải quá lo lắng về sự phát triển của công nghệ sẽ dẫn đến thất nghiệp hàng loạt. Niềm tin này dựa trên cơ sở đổi mới công nghệ gần đây đã tạo ra phần lớn việc làm thêm ở một số ngành nghề có sẵn, chứ không phải là số lượng lớn các công việc hoàn toàn mới. Hơn nữa, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, mỗi việc làm được tạo ra trong lĩnh vực công nghệ cao, 5 việc làm khác được tạo ra tại các nền kinh tế địa phương  trong các cửa hàng, nhà hàng và các loại tương tự.

Đối với các thị trường mới nổi, báo cáo nhấn mạnh các nước này cần phải đầu tư vào giáo dục để nâng kỹ năng lực lượng lao động, nhằm được hưởng lợi từ sự gia tăng của robot, chứ không phải là nạn nhân của xu hướng này. Mặt khác, tiến bộ công nghệ có khả năng tăng năng suất, trong lý thuyết, ít nhất sẽ dẫn đến sự gia tăng của cải cho dân số toàn cầu một cách tổng thể.

>Robot sẽ khiến con người thất nghiệp

>Robot kho hàng - Giải pháp năng suất cho thương mại điện tử

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Robot "cướp việc" của người nghèo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO