Hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông: Trò chơi quyền lực nguy hiểm

LAM HỒNG| 23/10/2015 06:35

Trung Quốc sẵn sàng thách thức sức mạnh của hải quân Mỹ đã thiết lập trên biển châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ qua.

Hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông: Trò chơi quyền lực nguy hiểm

Trung Quốc sẵn sàng thách thức sức mạnh của hải quân Mỹ đã thiết lập trên biển châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ qua.

Đọc E-paper

Theo The Economist, chuyến thăm Washington của Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình mới đây không làm giảm bớt lo ngại của Mỹ về việc TQ gia tăng sức mạnh tại Biển Đông. Tình thế căng thẳng đến mức Washington phải quyết định đưa hải quân tiến hành tuần tra trong vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà TQ đang xây dựng trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quyết định này là một sự khẳng định rõ ràng về sức mạnh trên biển của Mỹ.

Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, uy thế trên biển của Mỹ trên quy mô toàn cầuchỉ bị thử thách một lần duy nhất và trong một thời gian ngắn. Đó là trong những năm 1970, thời điểm Liên Xô phát triển hải quân với chi phí lớn đến mức một số nhà sử học coi đó là một trong những yếu tố khiến Xô Viết sụp đổ hai thập kỷ sau đó.

Các nước phương Tây từ ngỡ ngàng chuyển sang lo ngại về sức mạnh quân sự của Nga tăng lên nhanh chóng sau 25 năm bị lãng quên. Nhưng đối với Mỹ, thách thức trên biển Đông nghiêm trọng hơn cả vẫn là từ tham vọng của TQ.

Trong thập kỷ qua, các hoạt động trên biển tầm xa của hải quân Quân đội giải phóng nhân dân (PLAN) đã trở nên thường xuyên hơn. TQ đã ban hành Sách trắng quân sự, chính thức hóa việc "phòng vệ vùng biển ngoài khơi" của PLAN. Cách TQ tiếp cận quyền lực hàng hải toàn cầu khác so với việc mở rộng hải quân của Liên Xô trước đây.

Các hạm đội tàu ngầm của Liên Xô hùng mạnh có nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến lược và ngăn chặn Mỹ vượt qua Đại Tây Dương để đến giúp đỡ của châu Âu. Còn hải quân TQ nằm trong trung tâm của "giấc mơ Trung Hoa", nhanh chóng biến nước này thành một cường quốc quân sự. Sức mạnh hải quân có thể được sử dụng để gây ảnh hưởng và ép buộc các nước khác "mơ giấc mơ Trung Hoa".

Điều gì khiến sự trỗi dậy của TQ như một cường quốc biển lại trở thành mối đe dọa các quốc gia khác? Ấn Độ Dương, Biển Đông và Biển Hoa Đông là tuyến đường vận chuyển quan trọng cho nền kinh tế thế giới. Tám trong số mười cảng container nhộn nhịp nhất trên thế giới nằm trong khu vực này. Hai phần ba các lô dầu của thế giới, 15 triệu thùng, đi qua Ấn Độ Dương trên đường đến Thái Bình Dương, đi qua eo biển Malacca hằng ngày. Gần 30% thương mại hàng hải đi qua Biển Đông, 1,2 ngàn tỷ USD trong đó là ràng buộc đối với nước Mỹ...

TQ sử dụng sức mạnh trên biển để gia tăng cưỡng chế, xâm lấn vào vùng biển tranh chấp khác và đỉnh điểm nhất là xây dựng trái phép trên 5 bãi đá. Trên các hòn đảo mới cơi nới này có đường băng và nhà chứa máy bay, có nghĩa là có thể nhanh chóng được đưa vào sử dụng với mục đích quân sự.

Ngang ngược hơn, TQ tuyên bố chủ quyền một cách mơ hồ trong cái gọi là đường 9 đoạn chiếm hơn 90% Biển Đông. Để răn đe các nước láng giềng, các tài liệu của Lầu Năm Góc cho biết, PLAN hiện nay có số lượng tàu thuyền lớn nhất tại châu Á, với hơn 300 tàu chiến, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra. Trong khi đó, cả Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam chỉ có khoảng 200 với các loại tàu cũ hơn.

Mỹ sẽ sẵn sàng đối mặt với thách thức đó của TQ? Sẽ rất sai lầm nếu cho rằng trong cuộc đối đầu với TQ, Mỹ rút lui là không thể tránh khỏi. Mặc dù phát triển nhanh, nhưng thực lực quân sự nói chung và hải quân nói riêng của TQ không thể so sánh với Mỹ. Mỹ có 10 hàng không mẫu hạm hạt nhân, một trong số đó đồn trú tại Nhật Bản. TQ chỉ có một tàu tân trang từ tàu cũ của Liên Xô và thêm hai đang hoàn thiện. Cả ba hàng không mẫu hạm mới nhất lớp Zumwalt, tàu khu trục tàng hình, tàu chiến bề mặt tiên tiến nhất thế giới của Mỹ, sẽ được triển khai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngay cả các chuyên gia quân sự TQ tin rằng PLAN sẽ mất thêm 30 năm để bắt kịp hải quân Mỹ.

Vào tháng 8, Lầu Năm Góc công bố chiến lược an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh ba mục tiêu: để "bảo vệ sự tự do trên biển, ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế, và thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế ". Đồng thời, khẳng định rằng Mỹ "tái cân bằng" châu Á bằng cách triển khai ít nhất 60% lực lượng hải quân và không quân tại châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Mỹ cũng có lợi thế đồng minh cả trong khu vực và trên toàn cầu.

Lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản được coi là lực lượng hải quân tốt thứ 5 trên thế giới. Việc nới lỏng Luật An ninh quốc gia vào tháng trước, cho phép các lực lượng hải quân Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh trên phạm vi lớn hơn. Hải quân Ấn Độ cũng là một đồng minh mạnh của Mỹ hiện nay. Chính phủ mới của Narendra Modi đang hướng tới một lực lượng hải quân 200 tàu vào năm 2027, với ba tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân. Bắt kịp với PLAN là không thể nhưng hải quân Ấn Độ được xác định để ngăn chặn Ấn Độ Dương trở thành một "ao hồ của TQ".

Lịch sử cho thấy, nhiều quốc gia đã tính toán sai lầm khi muốn gia tăng sức mạnh trên biển. Đức thách thức uy quyền của hải quân Anh vào đầu thế kỷ XX, nhưng vẫn bất lực trong việc phá vỡ thế phong tỏa của Anh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sáu tháng sau cuộc tấn công bất ngờ Trân Châu Cảng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đã đại bại trong trận hải chiến Midway, tiêu hao phần lớn hạm đội và thay đổi cả cục diện cuộc chiến trong thế thua trận. Lịch sử của các cuộc chạy đua phô trương và tranh giành sức mạnh trên biển luôn đi kèm bạo lực mà đỉnh điểm là chiến tranh. TQ có thể để sự cám dỗ quyền uy trên biển che mờ mắt trước bài học lịch sử.

>Thủ tướng Australia phản đối hành động đơn phương ở Biển Đông

>Người Việt tại Thụy Điển lên án Trung Quốc bành trướng Biển Đông

>Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất” trong căng thẳng Biển Đông

>Từ chuyện Biển Đông, bàn chuyện "trứng" và "giỏ" trong kinh doanh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hoạt động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông: Trò chơi quyền lực nguy hiểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO