Olympic Rio 2016: Không chỉ là chuyện học hỏi!

PHƯƠNG VY| 05/01/2016 00:39

Khi thể thao Việt Nam đã tự thân vận động để kiếm vé dự Thế vận hội mùa Hè, điều đó có nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng bước đến sân chơi đẳng cấp thế giới với tâm thế của một người chinh phục...

Olympic Rio 2016: Không chỉ là chuyện học hỏi!

Khi thể thao Việt Nam đã tự thân vận động để kiếm vé dự Thế vận hội mùa Hè, điều đó có nghĩa là chúng ta đã sẵn sàng bước đến sân chơi đẳng cấp thế giới với tâm thế của một người chinh phục chứ không chỉ là học hỏi, cọ xát. 

Đọc E-paper

Trước đây, thể thao Việt Nam thường nhận những vé mời tham dự sân chơi thể thao số 1 hành tinh. Tuy nhiên, tại các kỳ Olympic gần đây, chúng ta đã có nhiều hơn những vận động viên (VĐV) vượt qua được vòng loại, nên không còn trong danh sách những nước được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho hưởng "đặc ân" vào thẳng nữa.

Đó vừa là một bất lợi, nhưng cũng cho thấy năng lực nhất định của các VĐV nước nhà.

Cú hích từ SEA Games 2015

Tại SEA Games 2015, thể thao Việt Nam không chỉ hoàn thành chỉ tiêu Top 3 mà còn đạt được những thành tích đáng khích lệ ở các môn thể thao Olympic.

Theo thống kê, tỷ lệ giành huy chương vàng (HCV) của các môn thể thao Olympic trong tổng thành tích của Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28 đạt mức hơn 86%.

Trong số 73 HCV của đoàn có đến 11 HCV từ môn điền kinh, 10 từ môn bơi, 9 từ thể dục dụng cụ, và 8 từ đấu kiếm, rowing

Đây là sự tiến bộ lớn bởi tại các kỳ SEA Games trước, tỷ lệ này chỉ ở mức 60%. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rất khó để đạt thành tích như vậy. Thành công nhất chính là việc đầu tư, chuyển hướng ở các môn thể thao thành tích cao nhằm chuẩn bị cho ASIAD và Olympic.

Được biết, Tổng cục Thể dục Thể thao đã nhận định, 5 môn thể thao được đầu tư trọng điểm để hướng tới việc cạnh tranh huy chương tại Rio 2016 là điền kinh, bơi lội, bắn súng, thể dục dụng cụ và cử tạ.

Tuy nhiên, từ SEA Games tới Olympic là một khoảng cách rất lớn. Và mục tiêu trước mắt của các VĐV Việt Nam là phải vượt qua vòng loại càng nhiều càng tốt. Căn cứ vào bối cảnh hiện tại, việc hoàn thành chỉ tiêu 18 VĐV như ở kỳ Olympic London 2012 là không hề dễ dàng.

Kỳ vọng vào cử tạ

Trong lịch sử, Việt Nam từng giành hai tấm huy chương bạc (HCB) Olympic. Đó là tấm HCB taekwondo hạng 49 - 57kg của Trần Hiếu Ngân ở Sydney 2000 và tấm HCB của lực sĩ Hoàng Anh Tuấn ở nội dung cử tạ. Trong khi taekwondo không còn được coi là môn thể thao trọng điểm nữa thì cử tạ vẫn mang lại nhiều sự kỳ vọng.

Đội cử tạ nam dự giải vô địch thế giới 2015 với năm thành viên. Ở hạng 56kg, Thạch Kim Tuấn giành huy chương đồng, trong khi Nguyễn Trần Anh Tuấn đứng thứ 15.

Tiếp đó, Trần Lê Quốc Toàn đạt vị trí 17 hạng 62kg, Nguyễn Hồng Ngọc đứng thứ 33 hạng 77kg và Hoàng Tấn Tài xếp vị trí 23 hạng 85kg.

Tổng cộng, các học trò của huấn luyện viên Huỳnh Hữu Chí tích lũy được thêm 45 điểm. Tại giải vô địch thế giới năm 2014, đội cũng đã có 47 điểm.

Tổng cộng hai giải, đội có 92 điểm và xếp 20 chung cuộc. Theo quy định của Liên đoàn Cử tạ Thế giới, ở nội dung đồng đội nam, đội xếp từ 19 - 21 sau giải vô địch thế giới 2014 và 2015 có ba vé chính thức dự Olympic Rio 2016.

Cử tạ đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam bởi các kỳ Olympic trước, chưa từng có môn nào có ba suất chính thức.

Với việc từng giành 3 tấm huy chương ở giải vô địch thế giới (1 bạc, 2 đồng), Thạch Kim Tuấn đương nhiên được xem là trụ cột của đội tuyển cử tạ Việt Nam cũng như đoàn thể thao Việt Nam. Vấn đề lớn nhất là anh đang chấn thương ở chân và lưng nên cần được kiểm tra và điều trị kỹ càng.

Thể thao Việt Nam đã có sáu vận động viên chính thức giành vé dự Olympic Rio 2016. Trước cử tạ, Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi), Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường (bắn súng) đã có vé tới Brazil năm sau.

Ngoài ra hai VĐV ở môn cầu lông là Tiến Minh và Vũ Thị Trang cũng gần như chắc chắn giành vé tới Rio nhờ khá chịu khó du đấu để tăng cường thứ hạng.

Thống kê về đoàn Thể thao Việt Nam tại các kỳ Olympic trong lịch sử

1952:     8 VĐV/5 môn thể thao
1956:     6 VĐV/1 môn
1960:     3 VĐV/2 môn
1964:     16 VĐV/5 môn
1968:     9 VĐV/5 môn
1972:     2 VĐV/1 môn
1980:     31 VĐV/4 môn
1988:     10 VĐV/5 môn
1992:     7 VĐV/3 môn
1996:     6 VĐV/4 môn
2000:     7 VĐV/4 môn (1 HCB - Trần Hiếu Ngân,
                taekwondo hạng 49-57 kg)
2004:     11 VĐV/8 môn
2008:   13 VĐV/8 môn (1 HCB - Hoàng Anh   Tuấn,      cử tạ nam 56 kg)
2012:     18 VĐV/11 môn

>Thể thao Việt Nam: Lại chuyện định hướng thị trường

>Thể thao Việt Nam: Tương lai hồng từ Olympic

>SEA Games 28: Bóng đá nam liên tục gặp "bê bối"

>Bóng đá Việt lựa chọn SEA Games hay World Cup?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Olympic Rio 2016: Không chỉ là chuyện học hỏi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO