Lãi suất thấp đang lan tỏa

ANH KHOA| 18/04/2018 09:28

Sau thời gian lãi suất trên thị trường trái phiếu và liên ngân hàng rớt về mức thấp, nay dường như đang lan tỏa sang thị trường 1.

Lãi suất thấp đang lan tỏa

Lãi suất thấp lan tỏa

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã trở về mức thấp dưới 1%, sau khi đã tăng mạnh, hơn 4% trước Tết 2018. Tính đến ngày 13/4, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường 2 là 0,85%, kỳ hạn một tuần là 0,93%, 2 tuần là 1,19% và một tháng là 1,61%.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất cũng liên tiếp giảm kể từ đầu năm đến nay. Hiện tại kỳ hạn 5 năm quanh ở mức thấp 3%, trong khi kỳ hạn 10 năm chỉ quanh 4,3%, mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Dù vậy, nhu cầu mua trái phiếu chính phủ thời gian qua tiếp tục ở mức cao so với lượng đăng ký đấu thầu.

Link bài viết

Đúng như kỳ vọng của thị trường, mặt bằng lãi suất thấp trên thị trường liên ngân hàng và thị trường trái phiếu chính phủ đã bắt đầu có sự lan tỏa sang tiền gửi ngân hàng. Kể từ tháng 3 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn đầu vào. VPBank, VIB, Techcombank, SHB, Quân đội đã đồng loạt giảm lãi suất ở nhiều kỳ hạn, với mức giảm cao nhất có khi lên đến 0,5%.

Hay trong những ngày đầu tháng 4, Techcombank đã tiếp tục giảm thêm 0,1% ở các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 6 - 8 tháng. Nếu so với cuối năm 2017, khung lãi suất tiền gửi của Techcombank đã giảm 0,3% ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Ngay cả những ngân hàng nhỏ như GPBank vào cuối tháng 3 cũng giảm 0,1% lãi suất tiền gửi 0,1% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.

Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ ngân hàng yếu kém đã được luật hóa, theo đó, các ngân hàng này có cơ hội nhận được nguồn vốn vay đặc biệt, vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến 0% từ Ngân hàng Nhà nước theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/3 vừa qua.

Với sự hỗ trợ trên, các ngân hàng yếu kém có thể nhận được nguồn vốn dồi dào hơn và tránh phụ thuộc quá mức vào tiền gửi của dân cư, do đó có điều kiện giảm dần lãi suất đầu vào.

Trong bối cảnh vốn đầu ra bị khóa chặt, các kênh đầu tư khác như kinh doanh trên liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu chính phủ có lợi suất rất thấp, thì nhiều ngân hàng với nguồn vốn dồi dào có thể sớm giảm lãi suất huy động vốn để tiết giảm chi phí đầu vào, nhằm mở rộng biên độ lãi suất để đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra.

Sự tích cực từ nhóm ngân hàng lớn

Không chỉ ngân hàng nhỏ, trong tháng 3, BIDV đã có 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất, với lần thứ nhất là giảm 0,2% ở kỳ hạn 1 - 2 tháng và lần thứ hai là giảm 0,1% ở kỳ hạn 364 ngày và 13 tháng. Nếu so với khung lãi suất cao được thiết lập ngày 20/11/2017 thì khung lãi suất tiền gửi hiện nay của BIDV thấp hơn 0,7% ở kỳ hạn 1 - 2 tháng, thấp hơn 0,4% kỳ hạn 3 - 5 tháng, thấp hơn 0,2% kỳ hạn 9 tháng và 364 ngày.

Cũng cần nhớ rằng, ngay đầu năm nay, sau hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm mức niêm yết lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, trong khi 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, Agribank, VietinBank và BIDV đã quyết định giảm ngay 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn, trung, dài hạn đối với khách hàng thuộc các lĩnh vực ưu tiên, kéo theo một số ngân hàng thương mại cổ phần hưởng ứng điều chỉnh giảm 0,5 - 1%/năm lãi suất cho vay đối với khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên, tạo ra giá trị gia tăng cao.

Có thể thấy, cùng với lãi suất trên các thị trường khác ổn định ở mức thấp thì việc các ngân hàng lớn tiên phong giảm lãi suất đã tạo hiệu ứng tích cực. Các ngân hàng cỡ nhỏ buộc phải tính toán phải giảm lãi suất để cạnh tranh, giữ khách hàng. Theo đó kể từ sau Tết 2018 đến nay, hàng loạt chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi được tung ra ồ ạt.

Là chính sách hợp lý?

Rõ ràng với thanh khoản dồi dào và có nhiều yếu tố hỗ trợ cho mặt bằng lãi suất hiện nay đã khuyến khích các ngân hàng chủ động giảm chi phí đầu vào. Cụ thể, cùng với lượng thanh khoản tiền đồng mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào hệ thống qua kênh mua ngoại tệ, thì dòng tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng tiếp tục chuyển dịch sang VND càng giúp thanh khoản tiền dư thừa.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, huy động vốn VND quý I vừa rồi tăng 3,7%, trong khi tiền gửi ngoại tệ tiếp tục giảm 3,1%. Và trong khi tổng huy động vốn tăng 3% cao hơn mức 2,6% cùng kỳ 2017 thì tín dụng lại tăng chậm lại, khi chỉ tăng 3,5%, thấp hơn mức 4,3% của cùng kỳ 2017.

Với GDP quý I vừa qua đạt mức cao kỷ lục giúp mục tiêu GDP cả năm dễ hoàn thành hơn, thì tín dụng năm nay khó có thể được điều chỉnh tăng như năm 2017 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt gần đây Ngân hàng Nhà nước liên tiếp chỉ đạo các ngân hàng thương mại phải hạn chế vốn rót vào bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT và đặc biệt là thận trọng với cho vay tiêu dùng - khu vực đã giúp nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh tín dụng trong năm 2017, đồng thời tránh tập trung dư nợ vào khách hàng lớn.

Trong bối cảnh vốn đầu ra bị khóa chặt, các kênh đầu tư khác như kinh doanh trên liên ngân hàng và đầu tư trái phiếu chính phủ có lợi suất rất thấp, thì nhiều ngân hàng với nguồn vốn dồi dào có thể sớm giảm lãi suất huy động vốn để tiết giảm chi phí vốn đầu vào nhằm mở rộng biên độ lãi suất để đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra. Thống kê cho thấy trong năm 2018, nhiều ngân hàng đã đặt kế hoạch lợi nhuận lên đến hàng nghìn tỷ đồng và tăng trưởng vượt bậc so với năm 2017.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lãi suất thấp đang lan tỏa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO