Chờ khởi sắc cuối năm

PHI YẾN| 02/11/2013 08:20

Trong sự nỗ lực từ nhiều phía, các ban ngành chức năng cũng như doanh nghiệp, nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản, nhiều giải pháp, hướng đi mới tiếp tục được đưa ra. Tất cả liệu có giúp thị trường lôi kéo được dòng tiền đổ vào bất động sản?

Chờ khởi sắc cuối năm

Trong sự nỗ lực từ nhiều phía, các ban ngành chức năng cũng như doanh nghiệp, nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi của thị trường bất động sản, nhiều giải pháp, hướng đi mới tiếp tục được đưa ra. Tất cả liệu có giúp thị trường lôi kéo được dòng tiền đổ vào bất động sản?

Tạm dừng dự án chậm trễ, tiêu chí nào là hợp lý?

Đọc E-paper

Sự dư thừa nguồn cung căn hộ diện tích lớn, giá cao trên thị trường bất động sản là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “ế” căn hộ hiện nay. Tồn kho quá lớn nên nếu các dự án mới cứ tiếp tục triển khai, đẩy sản phẩm ra thị trường thì lượng tồn kho sẽ tiếp tục tăng lên, quá trình phục hồi của
thị trường càng thêm kéo dài.

Căn hộ đã hoàn thiện vẫn là lựa chọn ưu tiên của những người có nhu cầu thực

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có 4.015 dự án nhà ở được cấp phép, một con số quá lớn, trong đó đa phần các dự án chưa được triển khai. Vì vậy, rà soát để tạm dừng thực hiện các dự án không đủ tiêu chuẩn nhằm cân đối với khả năng hấp thụ của thị trường cũng như nguồn lực thực hiện của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Thực tế tại nhiều địa phương, rất nhiều dự án sử dụng sai mục đích, bỏ hoang nhưng không thể thu hồi vì… doanh nghiệp không chịu, do chế tài chưa đủ mạnh và cũng chưa có những quy định cụ thể dự án nào phải thuộc diện thu hồi, để các địa phương trên cơ sở đó mà tiến hành.

Mới đây, trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi, Bộ Xây dựng đã đề xuất tạm dừng không triển khai tiếp các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị chưa giải phóng hoặc giải phóng mặt bằng dở dang, dưới 30% diện tích.

Nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên nếu chỉ dựa vào tiêu chí tiến độ giải phóng mặt bằng thì chưa thuyết phục. Bởi có thể một dự án tốt cả về hiệu quả kinh tế, xã hội lẫn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng chậm trễ giải phóng mặt bằng do doanh nghiệp đang phải tập trung nguồn lực cho một dự án khác, thì vẫn nên để doanh nghiệp ấy có thời gian tiến hành.

Còn với những dự án không quy hoạch hợp lý, không đồng bộ với cơ sở hạ tầng khiến hạ tầng của xã hội bị quá tải thì dù đã giải phóng mặt bằng trên 30% vẫn không nên cho tiếp tục được thực hiện. Thay vì đưa ra tiêu chí giải phóng mặt bằng, nên chăng xét xem dự án ấy có tốt về mặt dân sinh, hiệu quả đầu tư cao, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển vùng…

Nếu đáp án là “có” thì nên khuyến khích doanh nghiệp triển khai, hoặc chuyển giao cho doanh nghiệp có tiềm lực khác triển khai. Còn những dự án không phù hợp với tiêu chí trên thì cương quyết tạm dừng, dù cho có giải phóng được trên 30% diện tích chăng nữa.

Sự tích cực của TP. Hồ Chí Minh

Suốt mấy tháng kể từ khi bắt đầu có hiệu lực, gói hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỉ đồng vẫn chưa giải ngân được là bao, một phần do thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, hoặc có nguồn cung nhưng không đến được với người có nhu cầu vì thiếu thông tin.

Đến nay, TP. Hồ Chí Minh mới có hai doanh nghiệp chuyển đổi thành công dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội và một số dự án chuyển đổi từ tái định cư sang nhà ở xã hội, với khoảng hơn 700 căn nhà ở xã hội được tung ra thị trường.

Vậy nên hạ tuần tháng 10 vừa qua, chính quyền thành phố đã yêu cầu Sở Xây dựng nhanh chóng công bố danh mục, thông tin chi tiết về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, về chủ đầu tư, quy mô dự án, giá bán, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành… để các đối tượng được giải quyết nhà ở xã hội và người dân được rõ.

Chính quyền cũng yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng tiêu chí, điều kiện phân bổ hoặc xét chọn nhà ở xã hội trên nguyên tắc công khai, minh bạch, không để xảy ra khiếu kiện, phân công, phân nhiệm cụ thể vai trò, vị trí của các cơ quan, đơn vị trong việc phân
công xét duyệt hồ sơ thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

Đồng thời, sẽ nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng quỹ nhà ở xã hội với yêu cầu phù hợp tình hình thực tiễn của thành phố, đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc một số quy định của pháp luật còn thiếu hoặc thay đổi liên tục cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở kiểm tra rà soát lại 81 thủ tục hành chính ban hành theo Quyết định số 4404/QĐ-UB của UBND thành phố, sở này đã trình ký ban hành bộ thủ tục hành chính mới, trong đó lĩnh vực đất đai có 18 thủ tục hành chính mới, năm thủ tục được bổ sung thay thế và 30 thủ tục bị bãi bỏ.

Một nút thắt cơ bản trong thủ tục hành chính cũng được tháo gỡ, đó là việc cơ quan công chứng đã chấp nhận thực hiện công chứng đối với hợp đồng mua nhà hình thành trong tương lai. Với sự tích cực của TP. Hồ Chí Minh, hy vọng rằng trong thời gian tới, gói 30 ngàn tỉ đồng sẽ có những bước đột phá mới trong vấn đề giải ngân.

Trông chờ vào dòng tiền cuối năm

Theo thông lệ, quý cuối năm là thời điểm thị trường địa ốc hoạt động mạnh nhất. Năm trầm lắng thứ ba liên tiếp của thị trường khiến cho giới kinh doanh kỳ vọng vào giai đoạn ngắn ngủi trước tết này.

Kỳ vọng ấy không chỉ là tính thời điểm mà còn vì những yếu tố khác. Mặt bằng lãi suất thấp khiến dòng tiền “trốn” trong ngân hàng đang tìm cách thoát ra và một phần sẽ chảy vào bất động sản.

Cuối năm cũng là lúc nguồn kiều hối dồi dào nhất và một phần của dòng tiền này có thể sẽ “chọn” bất động sản. Thống kê cho thấy năm 2011, có 50% trong số 9 tỉ USD kiều hối đổ vào bất động sản. Năm 2012, lượng kiều hối là gần 10 tỉ USD và do kinh tế khó khăn, thị trường địa ốc trầm lắng nên chỉ 23% lượng kiều hối đổ vào lĩnh vực này.

Năm nay, tình hình kinh tế khả quan hơn, nên khả năng dòng tiền kiều hối đổ vào địa ốc sẽ cao hơn năm ngoái, đồng nghĩa với việc sẽ có hơn 23% trong số 10,6 tỉ USD kiều hối dự kiến chảy vào bất động sản.

Ngoài ra, trải qua gần một năm giằng co về giá giữa người mua và người bán, nhiều người có chung nhận định rằng giá bất động sản đã tiến gần đến đáy, nhất là phân khúc căn hộ và đất nền, nên bắt đầu tiến hành giao dịch.

Tất cả những phân tích trên khiến cho nhận định bất động sản thời điểm cuối năm sẽ khởi sắc là có cơ sở. Đó là lý do dù cho thị trường chưa có sự chuyển biến, các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc vẫn quyết định chào bán sản phẩm địa ốc cũng như khởi công các dự án tốt nhất của mình để
khuyến dụ người mua.

Nếu cảm nhận thị trường còn đóng băng, thanh khoản kém, các doanh nghiệp đã không làm thế. Thực tế cho thấy, sức cầu mua nhà mấy tháng gần đây đã tăng 30 - 40% so với đầu năm.

Những dự án có có tiến độ xây dựng tốt, giá bán từ 12-15 triệu đồng/m2 phù hợp với khả năng của nhiều người thu nhập trung bình nên được ưa chuộng nhất. Dĩ nhiên, căn hộ đã và sắp hoàn thiện vẫn là lựa chọn ưu tiên của những ai có nhu cầu mua nhà hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chờ khởi sắc cuối năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO