Kết quả kinh doanh quý III của Techcombank – Cột mốc đầu trong quá trình chuyển đổi chiến lược và theo sát định hướng Chính phủ

P.V| 19/11/2018 07:00

Trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh Quý III vừa qua, Techcombank đồng thời nhấn mạnh chiến lược Ngân hàng đang chuyển dịch và bám sát định hướng của chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN).

Kết quả kinh doanh quý III của Techcombank – Cột mốc đầu trong quá trình chuyển đổi chiến lược và theo sát định hướng Chính phủ

Thể hiện qua hai điểm chính: (1) tập trung tăng cường mức độ phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ, (2) giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn. 

Để đáp ứng hai yêu cầu này, chiến lược chuyển đổi của Techcombank đã bắt đầu từ năm 2016, từ mô hình kinh doanh để phục vụ khách hàng, cơ cấu tổ chức, đến các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên theo chuỗi giá trị, tăng cường đầu tư vào nhiều hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. 

Dựa trên những thành công khởi đầu, Ngân hàng đã đưa ra thị trường nhiều dịch vụ mới nhằm tăng tiện ích cho khách hàng. 

Chuyển dịch theo định hướng chính phủ

Techcombank nêu rõ định vị và tầm quan trọng của định hướng chính phủ trong quá trình chuyển dịch chiến lược của Ngân hàng này trong mấy năm qua. Đặc biệt là hai định hướng đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng nhằm tăng tốc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời giảm rủi ro thanh khoản qua tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên huy động ngắn hạn. 

Trong quá trình chuyển đổi chiến lược, Techcombank tập trung phục vụ chuỗi giá trị trong một số lĩnh vực kinh tế nhu yếu của thị trường nội địa.  Mục tiêu trọng yếu là tăng mực độ tương tác giữa các doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị và từ đó giúp ngân hàng chủ động hơn trong nhiều dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là trong phạm vi quản trị rủi ro tín dụng và thanh khoản. 

Đến nay, kết quả thực tế cho thấy chiều hướng chiến lược này đem lại chỉ số kinh doanh rất khác so với nhiều ngân hàng khác trong nước. Điều đó thể hiện từ mực độ tăng trưởng dư nợ cho phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng rất mạnh trong bảng tài sản, đến tỷ số nợ trung và dài hạn giảm mạnh, và theo đó cơ cấu doanh thu tăng mạnh từ các dịch vụ phi tín dụng. 

Đặc biệt, Techcombank báo cáo tổng dư nợ từ các doanh nghiệp lớn đang chững lại, thậm chí thấp hơn cuối năm 2017. Trong khi đó dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017. 

Với các nỗ lực trên và thành tích hoạt động trong nhiều năm qua, Techcombank là một trong số ít ngân hàng đã được NHNN chấp thuận nâng mức tăng trưởng tín dụng từ 14% lên đến 20% trong năm 2018. Với hạn mức mới này, ngân hàng kỳ vọng sẽ tiếp tục đáp ứng đúng lúc nhu cầu tín dụng của hai phân khúc khách hàng trọng tâm, khi các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất cuối năm để phục vụ người dân đón Tết Nguyên Đán.

Cơ cấu tín dụng dịch chuyển theo định hướng của NHNN

Từ 2016, Techcombank chủ động dịch chuyển và tối ưu hóa cơ cấu tín dụng nhằm tuân thủ theo định hướng của NHNN và chính phủ để phục vụ mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững đồng thời quản lý rủi ro thanh khoản.

Theo đó, Techcombank tập trung phát triển dịch vụ đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa từ sản phẩm đến thời hạn hợp đồng tín dụng.

Đối với phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng số dư nợ tăng 36% trong 3 năm qua, từ 18 ngàn tỷ đồng - 28 ngàn tỷ đồng (2016 - Quý III/2018). Trong khi đó, đối với phân khúc doanh nghiệp lớn, tổng dư nợ chỉ tăng 15% (68 ngàn tỷ đồng - 72 ngàn tỷ đồng).

Việc thực thi mục tiêu giảm thiểu rủi ro thanh khoản của NHNN được thể hiện qua việc dịch chuyển mạnh của các khoản vay ngắn hạn. Cho đến hết Quý III/2018, 61% tổng số dư nợ cho các doanh nghiệp là ngắn hạn, dưới 12 tháng.

Theo đó, ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các chuỗi giá trị song song với công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời, Techcombank đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp lớn bằng cách phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp.

Việc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cũng để thực thi định hướng của chính phủ, đó là giảm thiểu sự lệ thuộc của doanh nghiệp lớn vào nguồn tiền của ngân hàng và tận dụng nguồn tiền ngoài ngân hàng.

Từ đó, Techcombank đạt được 3 lợi ích cho nền kinh tế: (1) giúp doanh nghiệp lớn đạt nhu cầu huy động vốn dài hạn rẻ; (2) đưa đến khách hàng cá nhân và các tổ chức tài chính cơ hội đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, (3) và đa dạng hóa nguồn tiền đầu tư để phát triển kinh tế trong nước.

Sau 3 năm thực thi chiến lược này, Techcombank đã có được những lợi ích không hề nhỏ. Ngân hàng đã hạ thấp một cách tối đa rủi ro bằng cách giảm tổng dư nợ của doanh nghiệp lớn trên bảng tài sản. 

Đồng thời, Techcombank đã tập trung chuyển dịch để đại đa số dư nợ cho doanh nghiệp là hợp đồng ngắn hạn. Từ đó, Techcombank giảm phần doanh thu từ lệ thuộc lãi suất dư nợ, tức là đã chủ động tăng mức an toàn ngân hàng vì đã giảm thiểu tác động của rủi ro tín dụng.

Nhờ sự dịch chuyển chiến lược này, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đang duy trì ở mức dưới 2%. Hơn thế nữa, ngân hàng đã đạt được chỉ tiêu tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sớm hơn thời điểm ấn định của NHNN. 

Bắt đầu từ Quý III/2018, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn của Techcombank đã giảm xuống mức 34,2%, thấp hơn hẳn số 40% mà NHNN ấn định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ kể từ đầu từ tháng 1/2019.

Kế hoạch tín dụng chủ động, tăng trưởng dựa trên nhu cầu của khách hàng

Tăng trưởng tín dụng của Techcombank cũng được thực hiện theo kế hoạch với khuynh hướng chủ động, đi trước trào lưu của thị trường. Trong khi một số ngân hàng khác tìm cách khai thác mọi cơ hội và tăng trưởng tín dụng nhanh chóng trong 1-2 quý đầu năm rồi sau đó gặp khó khăn về hạn mức tăng trưởng tín dụng trong cuối năm thì sự chủ động và kế hoạch đã giúp Techcombank có mức độ tăng đồng đều giữa các quý.

Từ những nỗ lực điều chỉnh cơ cấu tổ chức, đẩy mạnh dịch vụ để giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, siết chặt điều kiện tín dụng để giảm thiểu rủi ro và điều chỉnh thời hạn hợp đồng để đảm bảo thanh khoản, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng đã được NHNN chấp thuận được tăng trưởng tín dụng cho năm 2018, từ 14% cho đến 20%.

Chỉ tiêu tăng trưởng mới sẽ giúp Techcombank chủ động khi phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong “mùa tín dụng” cuối năm.  “Chúng tôi luôn cần có nguồn dự trữ dồi dào cho quý IV nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc mua hàng nhập kho để doanh nghiệp chuẩn bị mùa Tết” - Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kết quả kinh doanh quý III của Techcombank – Cột mốc đầu trong quá trình chuyển đổi chiến lược và theo sát định hướng Chính phủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO