Không chỉ là “sếp” mới có quyền lãnh đạo

04/02/2014 08:43

99% sự lãnh đạo xảy ra không phải ở vị trí đứng đầu của tổ chức mà từ những vị trí ở giữa.

Không chỉ là “sếp” mới có quyền lãnh đạo

99% sự lãnh đạo xảy ra không phải ở vị trí đứng đầu của tổ chức mà từ những vị trí ở giữa. Thông thường, mỗi tổ chức đều chỉ có duy nhất một người lãnh đạo đứng đầu. Bạn sẽ làm gì nếu mình không phải là người đứng đầu?

>6 bước phát triển kỹ năng lãnh đạo
>Kỹ năng lãnh đạo
>
Những kỹ năng lãnh đạo cần thiết trong 10 năm nữa?
>Kỹ năng lãnh đạo theo tình huống

Bạn không cần trở thành người đứng đầu để tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn thấy chán nản vì không được đứng đầu, đừng bỏ cuộc. Tại sao ư? Vì bạn có thể gây ảnh hưởng từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức. Là một nhà lãnh đạo cấp trung, bạn vẫn có thể gây ảnh hưởng lên tổ chức của mình.

Dưới đây là 7 ngộ nhận về vai trò lãnh đạo mà mọi người hay mắc phải:

Ngộ nhận 1: Ngộ nhận về chức vị

Ngộ nhận lớn nhất mà mọi người hay mắc phải khi nghĩ về những nhà lãnh đạo là vai trò lãnh đạo do chức vị của họ quyết định. Thực tế là bạn hoàn toàn không cần chức vị để có thể lãnh đạo tổ chức của mình.

Thước đo vai trò lãnh đạo chính là tầm ảnh hưởng - không hơn không kém. Kỹ năng lãnh đạo là thứ mà bạn có thể nhận được từ mỗi người bạn gặp. Bạn đang ở đâu trong “nấc thang lãnh đạo” phụ thuộc vào quan hệ của bạn với mọi người.

Chức vị ít liên quan đến vai trò lãnh đạo thực sự. Tầm ảnh hưởng phụ thuộc vào sự suy nghĩ của bạn chứ không phải chức vị.

Vai trò lãnh đạo là do bạn lựa chọn, không phải do chức vị quyết định. Mỗi người đều có thể lựa chọn trở thành nhà lãnh đạo, bất kể họ là ai. Bạn có thể tạo ra sự khác biệt, cho dù bạn ở vị trí nào.

Ngộ nhận 2: Ngộ nhận về mục tiêu

Những người mắc phải ngộ nhận này thường phát biểu: “Khi tôi lên tới đỉnh, tôi sẽ học để trở thành lãnh đạo”.

Nếu bạn muốn thành công, bạn phải học càng nhiều càng tốt về kỹ năng lãnh đạo trước khi bạn có được vị trí lãnh đạo. Những kỹ năng lãnh đạo tốt thường được học trong những hoàn cảnh khó khăn.

Nếu bạn không thử kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định khi những rủi ro, mạo hiểm còn thấp thì bạn sẽ gặp khó khăn ở những cấp cao hơn, khi cái giá phải trả cho sai lầm rất đắt, hậu quả rất lớn và số người biết đến thất bại của bạn cũng rất nhiều.

Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, vứt bỏ những ngộ nhận, học những kỹ năng và phát triển những thói quen của con người lý tưởng mà bạn muốn trở thành. Hành động hôm nay sẽ chuẩn bị cho bạn vào ngày mai.

Ngộ nhận 3: Ngộ nhận về tầm ảnh hưởng

Những người có ngộ nhận về tầm ảnh hưởng thường nói: “Nếu tôi là lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo tôi”.

Những người không có kinh nghiệm lãnh đạo thường có xu hướng đánh giá quá cao tầm quan trọng của chức danh lãnh đạo. Bạn có thể cho ai đó chức vị, nhưng bạn không thể ban cho họ vai trò lãnh đạo thực sự, sự ảnh hưởng phải do họ tự tìm kiếm.

Chức vị chỉ cho bạn cơ hội - cơ hội để bạn thử vai trò lãnh đạo. Nó giúp bạn có được sự chấp nhận vô điều kiện của mọi người trong một thời gian. Nhưng ngay sau đó, tầm ảnh hưởng của bạn sẽ tốt hơn hoặc xấu đi.

Những lãnh đạo giỏi sẽ thu được ảnh hưởng vượt ra ngoài chức vị của họ. Nhớ rằng chức vị không tạo nên một lãnh đạo nhưng ngược lại, lãnh đạo có thể tạo nên chức vị.

Ngộ nhận 4: Ngộ nhận về sự thiếu kinh nghiệm

Mặc dù có khát vọng phát triển tổ chức và niềm tin bạn có thể làm được điều đó là đặc trưng của một nhà lãnh đạo, nhưng khi không có kinh nghiệm trở thành người đứng đầu tổ chức, bạn sẽ đánh giá quá cao quyền lực mà người đứng đầu có được.

Khi càng lên cao và khi tổ chức càng lớn, bạn càng nhận thức được rằng có nhiều yếu tố điều khiển tổ chức. Hơn bao giờ hết, khi đứng đầu, bạn cần toàn bộ sự ảnh hưởng mà bạn có được. Chức vụ không cho bạn quyền lực hay bảo vệ bạn.

Ngộ nhận 5: Ngộ nhận về tự do

Những người ngộ nhận về tự do có thể nghĩ: “Khi lên tới đỉnh, tôi sẽ không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì”.

Nhưng khi càng lên cao, trách nhiệm của bạn càng lớn. Thậm chí trong nhiều tổ chức, bạn sẽ thấy rằng khi trở thành lãnh đạo, trách nhiệm của bạn tăng nhanh hơn quyền lực mà bạn nhận được.

Khi bạn lên cao, kỳ vọng của mọi người đặt vào bạn lớn hơn, áp lực nhiều hơn và quyết định của bạn sẽ tác động mãnh mẽ hơn đến sự thành bại của tổ chức. Do bổn phận và nghĩa vụ của lãnh đạo lớn hơn nên họ càng bị hạn chế hơn.

Ngộ nhận 6: Ngộ nhận về tiềm năng

Những người thuộc nhóm người ngộ nhận như vậy lại nói rằng: “Tôi không thể phát huy hết tiềm năng của mình nếu tôi không phải là lãnh đạo cao nhất”.

Mỗi người nên cố gắng đạt tới đỉnh cao sự nghiệp của họ, chứ không phải là đỉnh cao trong tổ chức. Mỗi chúng ta nên làm việc để phát huy tối đa khả năng của mình, chứ không phải vì một chức vị nào đó trong tổ chức.

Đôi lúc, bạn có thể tạo những tác động lớn nhất đến tổ chức từ một nơi nào đó hơn là từ vị trí cao nhất của tổ chức.

Ngộ nhận 7: Được ăn cả, ngã về không

“Nếu tôi không lên được tới đỉnh, tôi sẽ không cố gắng lãnh đạo làm gì cả”.

Nhiều người ở vị trí giữa trong tổ chức thất vọng với vị trí của mình vì theo họ, thành công phải là khi đứng đầu tổ chức. Họ nghĩ rằng khi họ không được như vậy, họ vẫn chưa thành công.

Nếu sự thất vọng đó kéo dài, họ sẽ trở nên vỡ mộng, cay đắng và hay chỉ trích. Nếu điều đó xảy ra, thay vì giúp đỡ chính mình và tổ chức, họ trở thành vật cản.

Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo và bạn có thể tác động đến tổ chức của mình. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của những người khác.

Bạn có thể trở thành người gia tăng giá trị. Bạn có thể học cách ảnh hưởng đến người khác từ bất kỳ vị trí nào trong tổ chức - cho dù bạn có thể không bao giờ đạt được chức vị cao nhất. Bằng cách giúp đỡ người khác, bạn giúp đỡ chính bản thân mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không chỉ là “sếp” mới có quyền lãnh đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO