Chat với chuyên gia

Tại sao “trí tuệ cảm xúc” lại ảnh hưởng đến lãnh đạo?

Ngọc Quỳnh 22/09/2023 17:00

Trí tuệ cảm xúc (EI; EQ) là khả năng tự nhận thức, làm chủ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và khả năng ứng xử với người khác bằng hiểu biết và trí tuệ, theo ông Dương Minh Hiếu - chuyên gia chương trình rèn luyện nội tâm và trí tuệ cảm xúc cho các nhà lãnh đạo, quản lý.

* Trí tuệ cảm xúc được hiểu như thế nào?

ong-duong-minh-hieu-.jpg
Ông Dương Minh Hiếu

Cũng có thể hiểu trí tuệ cảm xúc là những biểu hiện về phẩm chất, tính cách, nội tâm bên trong của một người, bao gồm niềm tin, lý tưởng sống, nhận thức về hệ giá trị bản thân và thế giới quan. Hoặc hiểu theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là những biểu hiện về trạng thái sức khỏe tâm thần, khả năng hoạt động hiệu quả, trạng thái cân bằng của một người về thể chất, tâm lý, tinh thần với môi trường bên ngoài.

Đối với doanh nghiệp, yếu tố lãnh đạo luôn đóng vai trò quyết định trong thành bại. Phía sau một doanh nghiệp thành công bền vững, chắc chắn là có ảnh hưởng của nhà lãnh đạo có tầm, được thể hiện qua những phẩm chất và cũng là thể hiện về năng lực về trí tuệ cảm xúc.

xxl_153106323.jpg

* Trí tuệ cảm xúc ảnh hưởng đến việc lãnh đạo như thế nào?

- Trong thực tế, nếu lãnh đạo, quản lý chỉ tập trung về kỹ năng, về chuyên môn và quản trị theo các quy định, tiêu chuẩn KPI, thì nhân viên sẽ luôn cảm thấy căng thẳng do áp lực, chỉ cố gắng hoàn thành công việc theo trách nhiệm cá nhân, mà không quan tâm hỗ trợ người khác và sẵn sàng nhảy việc khi có cơ hội.

Ngoài ra, còn có những sai lầm phổ biến mà có thể người lãnh đạo còn không biết là mình đang sai, như:

- Nghĩ rằng mình hiểu biết hơn người khác, đặc biệt là với nhân viên của mình, nên thường áp đặt về suy nghĩ, hoặc có sẵn câu trả lời trong quá trình giao tiếp, không còn nhu cầu và dành thời gian lắng nghe. Điều này làm nhân viên mất tự tin, triệt tiêu sự gắn bó, sáng tạo của tập thể, tạo ra rào cản kết nối giữa lãnh đạo và mọi người.

- Khi nhân viên mắc lỗi hoặc có sự bất đồng thì lãnh đạo tập trung vào việc chỉ trích, bắt lỗi nhân viên, thay vì tìm hiểu nguyên nhân, đặt mình vào vị trí người khác để cùng giải quyết vấn đề. Điều này dẫn đến sự chống đối ngầm và mâu thuẫn nội bộ.

- Thiếu sự quan tâm đến động lực của mọi người, có tâm lý xem mọi người đi làm chỉ vì lương, vì thu nhập, mà không quan tâm đến việc tạo động lực cho họ gắn bó, cống hiến.

- Sai lầm thứ tư là người lãnh đạo tự làm mất uy tín của mình do không làm gương, không làm những điều mình nói, hoặc nói và làm không nhất quán. Như vậy, tất cả giá trị về tinh thần đều trở nên vô nghĩa và những quy chế, quy định đặt ra chỉ còn là hình thức.

Những sai lầm này của lãnh đạo đều thuộc phạm trù “trí tuệ cảm xúc”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tại sao “trí tuệ cảm xúc” lại ảnh hưởng đến lãnh đạo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO