Ngộ nhận về quản lý trung tâm dữ liệu

PANKAJ SHARMA - Phó chủ tịch Schneider Electric Khu vực Đông Á| 27/02/2014 04:33

Trung tâm dữ liệu thường được xem là xương sống của một tổ chức và các công ty thường rất "chịu chi" để đầu tư. Tuy nhiên, có 5 ngộ nhận phổ biến nhất mà các quản lý trung tâm dữ liệu thường mắc phải.

Ngộ nhận về quản lý trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu thường được xem là xương sống của một tổ chức và các công ty thường rất "chịu chi" để đầu tư. Tuy nhiên, có 5 ngộ nhận phổ biến nhất mà các quản lý trung tâm dữ liệu thường mắc phải.

Đọc E-paper

1. Sử dụng sàn nâng để làm mát

Bảo trì hệ thống làm mát và điều phối điện năng hợp lý là tối quan trọng bởi lẽ việc làm mát trung tâm dữ liệu thường đòi hỏi rất nhiều điện năng. Phương pháp làm mát truyền thống phổ biến xưa nay trong ngành là trong giai đoạn thiết kế cơ sở hạ tầng người ta sẽ lắp đặt sàn nâng cho hệ thống.

Nhưng giải pháp tình thế này không thực sự hiệu quả và toàn diện. Ngoài ra, khi nâng sàn lên, khả năng mở rộng hoặc hỗ trợ tải nặng của trung tâm dữ liệu cũng bị hạn chế. Sàn nâng đòi hỏi phải liên tục bảo trì và thường xuyên lau chùi máy để hạn chế tình trạng ẩm ươt và bám bụi trong bộ thông gió.

Muốn có giải pháp làm mát hiệu quả cần tìm kiếm cách phù hợp và cần phải thiết kế trung tâm dữ liệu theo hướng hợp lý ngay từ đầu. Giải pháp này thực ra không hề tốn kém gì nhiều.

Chỉ cần trong giai đoạn thiết kế trung tâm dữ liệu ban đầu, đưa ra một số quyết định đơn giản không tốn tiền, sau đó đưa vào áp dụng các quy trình vận hành thông suốt, sẽ cắt giảm được phí tổn. Ví dụ: tắt bớt các thiết bị không sử dụng; sắp xếp các tủ dữ liệu hợp lý tạo dãy thông nóng và dãy thông lạnh; điều chỉnh hài hòa hệ thống dư thừa...

2. Tuyển dụng người quản lý và vận hành trung tâm dữ liệu là nhân viên thời vụ hoặc không giỏi chuyên môn

Đây là một sai lầm lớn sẽ khiến doanh nghiệp trả giá đắt nếu xem xét các khoản thiệt hại rất thực tế phải gánh chịu: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, lỗi vận hành làm hỏng máy, thiết bị dễ hỏng hóc do nhân viên kém chuyên môn gây ra.

Các quản lý trung tâm dữ liệu phải cân nhắc mọi hệ lụy phát sinh từ quyết định tuyển người vội vàng mang tính "chữa cháy" của công ty; phải hiểu kỹ năng và kiến thức chuyên môn là rất quan trọng trong nghề này, đặc biệt là chuyên môn về môi trường kỹ thuật của trung tâm dữ liệu.

Khi công ty đã có đội ngũ chất lượng, cần phải tạo cơ hội cho họ được cọ xát phát triển nghề nghiệp và được huấn luyện bài bản. Nên thiết lập kế hoạch huấn luyện để đào tạo nhân viên theo một định dạng phù hợp, làm sao để chuyên môn tất cả nhân viên sau từng đợt huấn luyện phải được nâng lên theo trình độ kỹ năng.

3. Đinh ninh là trung tâm dữ liệu đã đủ mạnh để chịu đựng rủi ro

Cố thiên tai, hỏa hoạn có thể khiến cho doanh nghiệp phải chịu nhiều chi phí phục hồi và khắc phục sự cố. Để xử lý rủi ro này, các quản lý trung tâm dữ liệu cần áp dụng các quy trình xử lý khẩn cấp để có thể giải quyết ngay lập tức các sự cố điện năng đồng thời hạn chế đến mức tối đa tác động của sự cố đối với các hệ thống tối quan trọng trong trung tâm. Nhân viên bảo trì được đào tạo phải luôn ở tư thế sẵn sàng để có thể xử lý nhanh trước các tình huống khẩn cấp.

Một sai lầm phổ biến khác trong khâu quản trị rủi ro là các doanh nghiệp không hiểu được lợi ích về lâu dài của việc đầu tư mua nguồn điện không gián đoạn (UPS) có hiệu suất cao. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chần chừ chưa muốn đầu tư mua sắm các dòng UPS công suất cao, nhưng nếu chịu đầu tư, sẽ tiết kiệm được rất nhiều năng lượng và chi phí và khoản tiết kiệm này hoàn toàn có thể giúp lấy lại vốn ban đầu rất nhanh.

4. Tiết kiệm chi phí bằng cách mày mò lập trình vận hành trung tâm dữ liệu thủ công

Nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã bỏ qua các công cụ phần mềm quản lý, nhưng thực ra việc này rất có hại. Ảo hóa vẫn là chìa khóa cho tương lai, và đây là một công đoạn về lâu dài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều. Ảo hóa giúp tiết kiệm không gian và hạn chế tình trạng sử dụng thừa phần cứng, cùng một lúc dùng nhiều phần cứng chỉ để chạy một vài tác vụ nào đó.

Ảo hóa cũng là một trong những động lực quan trọng nhất trong quản trị cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu (DCIM), là nền tảng cơ bản cần thiết khi điều phối cân bằng hoạt động trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, DCIM cũng giúp người dùng cuối quản lý tốt hơn không gian dữ liệu và xác định nhanh chóng các điểm nóng cần khắc phục, các máy chủ quá tải...

5. Làm việc với tư tưởng "bây giờ ổn thỏa là được"

Tầm nhìn thiển cận khiến doanh nghiệp phải gồng mình ra chịu các khoản chi phí phát sinh không đáng có khi cần phải mở rộng hoạt động. Khi đó, trung tâm dữ liệu hiện có cũng sẽ dễ dàng bị "đề mốt", không đủ công suất và hiệu năng vì nguồn của nó không đủ đáp ứng nhu cầu mới của doanh nghiệp.

Giải pháp trung tâm dữ liệu linh hoạt chạy mô-đun có tính khả mở cao là một giải pháp hữu hiệu vì nó sẽ giúp các quản lý điều chỉnh quy mô hệ thống rộng ra phù hợp với nhu cầu của người dùng cuối. Trong hệ thống như vậy, không gian trung tâm dữ liệu và công suất MEP (cơ, điện, bơm) sẽ được phân thành các cấu phần nhỏ hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngộ nhận về quản lý trung tâm dữ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO