Mã CPC - Nỗi lo của các nhà đầu tư nước ngoài

20/08/2013 09:44

Khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách Nhà nước là một điều cần thiết… nhưng điều đó sẽ có thể vô nghĩa nếu họ bỏ qua CPC.

Mã CPC - Nỗi lo của các nhà đầu tư nước ngoài

Khi đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần am hiểu các vấn đề về môi trường đầu tư, ưu đãi đầu tư, nhân công, chính sách Nhà nước là một điều cần thiết… nhưng điều đó sẽ có thể vô nghĩa nếu họ bỏ qua CPC.

Mỗi phân ngành dịch vụ cụ thể sẽ được quy định bằng một mã PCPC - Provisional Central Product Classification (hay còn gọi là CPC) trong hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc.

Các nhà đầu tư sẽ đối chiếu ngành nghề mà mình muốn đầu tư kinh doanh với Biểu cam kết gia nhập WTO cũng như các quy định pháp lý của hệ thống pháp luật Việt Nam để “nhận dạng” và xem xét tính khả thi của ngành nghề.

Nếu ngành nghề đó đã được cam kết thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Còn đối với các ngành nghề chưa cam kết thì phía Việt Nam không có “nghĩa vụ” phải chấp thuận để các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư này.

Nhưng các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, tùy thuộc vào từng loại dự án, quy mô, vốn, địa bàn… mà quyết định có cấp phép với các ngành nghề chưa được cam kết.

Tóm lại, với các dịch vụ không xuất hiện trong Biểu cam kết, Việt Nam được toàn quyền cho phép hay không cho phép nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam.

Trong trường hợp phía Việt Nam đồng ý cấp phép thì cũng sẽ được toàn quyền đưa ra các điều kiện cho việc cấp phép hoạt động đầu tư nêu trên, và vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của GATS (Hiệp định chung về thương mại dịch vụ).

Bên cạnh ngành nghề thì hình thức và tỷ lệ hiện diện thương mại của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng là một điều đáng lưu ý. Theo đó, trừ khi có quy định khác tại từng ngành và phân ngành cụ thể của Biểu cam kết này, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức là doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), văn phòng đại diện...

Để biết doanh nghiệp sẽ được hiện diện dưới hình thức nào trong một ngành hoặc phân ngành, ta phải căn cứ vào cam kết cụ thể của ngành hoặc phân ngành đó. Nếu trong ngành hoặc phân ngành mà ta quan tâm xuất hiện bảo lưu về hình thức hiện diện thương mại thì phải thực hiện theo bảo lưu.

Xin lấy ví dụ điển hình, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý, nay muốn điểu chỉnh bổ sung ngành nghề quảng cáo (CPC 871) vào hoạt động của công ty.

Nhưng theo cam kết gia nhập WTO thì Việt Nam không cam kết hình thức công ty 100% vốn và chi nhánh cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì có thể tham gia góp vốn theo hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các đơn xin thành lập, điều chỉnh với loại hình công ty 100% vốn nước ngoài hoặc chi nhánh công ty trong lĩnh vực quảng cáo tại Việt Nam, có thể bị cơ quan quản lý của Việt Nam từ chối, trừ phi luật pháp Việt Nam có quy định khác.

Công ty luật PLF

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mã CPC - Nỗi lo của các nhà đầu tư nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO