Cộng sinh và cộng diệt

THỤY KHA| 06/03/2014 04:00

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới ngày càng trở nên đối lập nhưng lại thực sự cần nhau.

Cộng sinh và cộng diệt

Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ trên khắp thế giới ngày càng trở nên đối lập nhưng lại thực sự cần nhau.

Đọc E-paper

Petro China trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới

Vào cuối thế kỷ XIX, thuật ngữ "ông trùm tên cướp" chỉ các đầu nậu đường sắt Mỹ sử dụng sức mạnh độc quyền để chèn ép đối thủ cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia hiện nay đôi khi cũng được miêu tả như những "tên cướp", sử dụng tài sản của họ để lật đổ các chính trị gia thông qua chiến dịch đóng góp tranh cử, hoặc vận động hành lang để có được các chính sách có lợi.

Dẫn giải trên cho thấy mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước rất phức tạp. Một mặt, có quan điểm cho rằng chính phủ can thiệp quá nhiều trong quá trình tạo ra của cải và gây cản trở hơn là giúp thương mại. Quan điểm khác lại miêu tả các doanh nghiệp như những "động vật ăn thịt" mà chính phủ cần kiểm soát.

> Khủng hoảng tài chính Mỹ: Những ngày đen tối
> Khủng hoảng tài chính Mỹ: Đổi màu tư bản
> Khủng hoảng vẽ lại bản đồ cạnh tranh
> Quản trị chiến lược hậu khủng hoảng kinh tế

Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2007-2008 dẫn đến sự sụp đổ của thị trường cho vay dưới chuẩn đã tạo ra làn sóng chống đối giới chủ ngân hàng. Cuộc khủng hoảng dẫn đến sự sụt giảm doanh thu thuế và tăng mạnh thâm hụt ngân sách, buộc các chính phủ phải theo đuổi các chương trình thắt lưng buộc bụng, tăng thuế đối với giới trung lưu và cắt giảm các lợi ích của những người kém khá giả.

Đáp lại, các chính phủ đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt, đặc biệt nhắm tới các ngân hàng và tìm cách trấn áp việc sử dụng các "thiên đường trốn thuế” ở nước ngoài. Nhưng họ cũng đã nhận ra rằng không đủ khả năng để cắt bỏ các công ty đa quốc gia. Một số quốc gia, trong đó có Anh, đã cắt giảm thuế để thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Ngay cả Tổng thống Pháp François Hollande, người vào năm 2012 đã thu hút cử tri bỏ phiếu cho ông bằng những bài phát biểu hùng biện chống tư bản, thì mới đây đã công bố chương trình cắt giảm thuế doanh nghiệp trị giá 41 tỷ USD trong một nỗ lực để hồi sinh nền kinh tế trì trệ.

"Đối với tất cả sự khác biệt, hai bên cần nhau. Chính phủ dựa vào các doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xuất khẩu", Ted Moran, Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Mỹ, nhận định. Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: thuê tuyển nhiều lao động và trả lương cao hơn so với các công ty khác, xuất khẩu nhiều hơn và có ngân sách cao kỷ lục trong nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp, về phần mình, cũng rất cần chính phủ.

Không chỉ cung cấp cho hệ thống pháp luật và an ninh cho phép các công ty hoạt động, chính phủ cũng đào tạo lao động, tạo ra cơ sở hạ tầng (đường bộ, đường sắt)... hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Hơn nữa, chính phủ thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học mà các doanh nghiệp có thể biến thành sản phẩm thương mại, từ internet, hệ thống định vị vệ tinh đến bào chế thuốc. Trong nhiều ngành công nghiệp, chính phủ cũng là một khách hàng quan trọng, chẳng hạn, một chính phủ điển hình trong một nước phát triển chi tiêu khoảng 40% GDP cho mua dược phẩm, xây dựng...

Có lẽ mối quan hệ khó khăn nhất hiện nay là giữa chính phủ và ngành công nghiệp công nghệ. Một số người tiêu dùng lo lắng về số lượng lớn các dữ liệu kỹ thuật số mà nhiều doanh nghiệp đang cung cấp có thể bị chính quyền khai thác. Những tiết lộ gần đây về việc giám sát e-mail, điện thoại đã tạo ra một tình trạng khó xử cho các công ty công nghệ cao. Nếu bảo vệ quyền lợi khách hàng thì có nguy cơ bị buộc tội ảnh hưởng an ninh quốc gia; còn đứng về phía chính phủ thì bị khách hàng quay lưng.

Các doanh nghiệp lớn chấp nhận việc cần quan hệ chặt chẽ với chính phủ. Điều này đã thúc đẩy sự gia tăng của ngành công nghiệp vận động hành lang. Trong xu hướng này, có một số công ty trở thành "nhà vô địch", như các hãng hàng không, dầu khí... khi được chính phủ bảo vệ thông qua quy định và hạn chế về sở hữu nước ngoài. Trong đàm phán thương mại quốc tế, nhiều chính phủ thường cố gắng để bảo vệ lợi ích của một ngành công nghiệp quan trọng, như Pháp làm với nông nghiệp và nước Anh với dịch vụ tài chính.

Trong thị trường mới nổi, bức tường thành này còn cao hơn. Đó là sự nổi lên của các công ty tư bản nhà nước xuất hiện từ Nga, Trung Quốc hay Brazil. Tiêu biểu cho các tập đoàn quốc doanh khổng lồ gồm: Saudi Aramco (Saudi Arabia), Gazprom (Nga); NIOC (Iran); PDVSA (Venezuela). Riêng tại Trung Quốc, nhà nước nắm quyền kiểm soát các đại công ty như: CNPC (dầu hỏa); SGCoC và CSPG (điện lực); CDB và ABC (ngân hàng); FGC, DMC và SAIC (công nghệ); CT, CMCC, Huawei (truyền thông). Sự trỗi dậy của những công ty này đang làm xói mòn hệ thống thương mại được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Theo bà Barshefsky, đại diện thương mại Mỹ thời Bill Clinton, khi các nền kinh tế này quyết định "chính phủ gây dựng những ngành công nghiệp mới" sẽ gây bất lợi cho khu vực kinh tế tư nhân.

Điều đó đặt ra một số câu hỏi khó khăn về hệ thống kinh tế toàn cầu. Làm thế nào có thể đảm bảo một hệ thống thương mại công bằng nếu một số công ty được hưởng hỗ trợ công khai hay bí mật từ một quốc gia? Làm thế nào có thể ngăn chặn chính phủ sử dụng các công ty như công cụ của sức mạnh quân sự? Và làm thế nào có thể ngăn chặn những lo lắng chính đáng về chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa bảo hộ.

Bởi vì, theo Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, thị trường nào cũng cần có nhà nước can thiệp ít để bảo đảm luật pháp, tính cạnh tranh và mức độ an sinh tổi thiểu của người dân. Nhưng thay vì nhà nước chỉ giám sát vừa đủ để bảo đảm thị trường được vận hành tự do, thì mô hình tư bản nhà nước tạo nên những nhóm lợi ích, tiến gần đến độc quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cộng sinh và cộng diệt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO