Châu Á "mau già"

PHƯƠNG MIÊN (theo Asia Nikkei)| 27/09/2017 07:02

Đến năm 2030, châu Á là sẽ "ngôi nhà chung" của khoảng 60% số người già trên 65 tuổi của thế giới. Kết quả này mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng cũng gây áp lực nhân sự lên nền kinh tế khu vực.

Châu Á

Theo báo cáo gần đây của Deloitte, đến năm 2030, châu Á là sẽ "ngôi nhà chung" của khoảng 60% số người già trên 65 tuổi của thế giới. Kết quả này mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng cũng gây áp lực về vấn đề nhân sự lên nền kinh tế khu vực.

Đọc E-paper

Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi số người già trên 65 tuổi tại đây sẽ đạt đến 150 triệu người - chiếm hơn 40% dân số châu Á. Báo cáo cũng chỉ rõ, Thái Lan, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc dễ có nguy cơ trở thành "Trung Quốc thứ hai" khi các quốc gia này có tuổi thọ trung bình tương đối cao cùng tỷ lệ sinh thấp.

Dù vậy, điểm tích cực là tình trạng này mở ra cơ hội cho dân nhập cư. Việc chấp nhận những người nhập cư trẻ tuổi có trình độ cao có thể giúp giảm tác động việc già hóa dân số lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, báo cáo cũng nói thêm, mỗi quốc gia cần ban hành chính sách và điều chỉnh giá nhà ở thích hợp để kiểm soát tình trạng nhập cư.

>>Trung Quốc: Già trước khi giàu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á "mau già"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO