Tiền vẫn vào chứng khoán

HÀ LINH| 18/06/2014 09:28

Gần nửa chặng đường, sự tăng trưởng của hai chỉ số VN-Index và HN-Index cho thấy "hàn thử biểu của nền kinh tế” vẫn tích cực.

Tiền vẫn vào chứng khoán

Gần nửa chặng đường, sự tăng trưởng của hai chỉ số VN-Index và HN-Index cho thấy "hàn thử biểu của nền kinh tế” vẫn tích cực.

Đọc E-paper

Ảnh: Quý Hòa

Thời gian qua, dòng vốn nước ngoài không hề có dấu hiệu rời bỏ thị trường, ngược lại còn có xu hướng gia tăng trong những thời điểm giảm điểm. Các quỹ đầu tư tín thác (ETF) vẫn được rót vốn đều đặn, tính riêng trong tháng 5, khối lượng chứng chỉ quỹ của FTSE ETF tăng thêm 1,1 triệu đơn vị, còn Vaneck ETF tăng thêm 800.000 đơn vị.

Nguyên nhân một phần vì so sánh mức chỉ số P/E và P/B giữa các quốc gia trong khu vực, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn. Cụ thể, P/E của Malaysia, Jakarta, Philippines, Thái Lan lần lượt là 16,86; 20,8; 21,01; 16,63. Trong khi HN-Index và VN-Index là 15,81 và 13,23.

Như vậy, việc thị trường chứng khoán tăng hay giảm điểm trong thời gian qua có sự can thiệp không nhỏ từ khối nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ giải ngân trên nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn như trước, khối ngoại còn mua cả những cổ phiếu mid-cap và penny với sự mạo hiểm cao.

Từ đầu năm đến nay, động thái của các ETF cũng được theo dõi đặc biệt. Thời điểm thặng dư (premium) của các ETF có lúc lên đến gần 10% cũng là lúc khối này giải ngân rất mạnh.

Xét cho cùng, trong 5 tháng đầu năm, dòng vốn ngoại tham gia thị trường Việt Nam vẫn ổn định, mức thặng dư của các ETF thậm chí còn tăng và các quỹ này còn huy động thêm vốn. Nếu thị trường duy trì được sự hấp dẫn, khi quỹ này không tham gia hoặc rút vốn thì cũng có quỹ khác lập tức nhảy vào.

Mặt khác, do mức độ giải ngân nhỏ, nên kỳ vọng lợi nhuận cũng sẽ phải cao để tạo ra nét tích cực. Nên nếu thị trường tiếp tục diễn biến khả quan thì sẽ thu hút thêm những dòng vốn mới. Cần nhắc lại là thời gian vừa qua đã có không ít các quỹ mở cả trong lẫn ngoài nước tham gia thị trường. Chỉ cần các quỹ này chứng minh được hiệu quả thì niềm tin của các nhà đầu tư sẽ được củng cố, thu hút thêm nhiều dòng tiền hơn nữa.

Một số ngành đáng lưu ý:

- Ngành dầu khí đã tụt khỏi vị trí hạng nhất do việc tăng giá mạnh trong thời gian qua đã khiến chỉ số P/E của ngành này trở nên kém hấp dẫn so với lần đánh giá trước.

- Ngành vật dụng cá nhân (trong đó đa phần là doanh nghiệp thuộc ngành dệt may) đã vươn lên vị trí hạng nhất với điểm số cao ở cả các chỉ tiêu tăng trưởng, sinh lợi trong khi mức định giá vẫn chấp nhận được.

- Ngành tiện ích công cộng (trong đó chủ yếu là các công ty gas và điện) đồng hạng nhất với các điểm số đồng đều ở các chỉ tiêu, nhưng trong ngắn hạn, ngành này vẫn chưa được đánh giá cao về định tính.

- Ngành hóa chất bị mất điểm ở khoản mục tăng trưởng doanh thu, do đó cũng bị giảm hạng so với lần trước.
Ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và khai khoáng vẫn thay nhau giữ vị trí cuối bảng mặc dù đánh giá định tính có lạc quan đối với ngành vật liệu xây dựng.

Còn đối với dòng vốn nội hiện vẫn chưa có kênh đầu tư hiệu quả hơn khi lãi suất tiết kiệm ở mức thấp, thị trường bất động sản chưa hoàn toàn hồi phục. Vàng và ngoại tệ dù có thời điểm tăng giá do đầu cơ nhưng với dự trự ngoại hối dồi dào cùng với quyết tâm bình ổn của Ngân hàng Nhà nước thì các loại hình này cũng không hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao.

Theo đó, dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước đổ vào thị trường trong những tháng cuối năm dự kiến vẫn tăng. Hiện tại các giao dịch giữa nhà đầu tư tổ chức so với cá nhân vẫn chỉ mới ở mức 30/70, có nghĩa là nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước vẫn ảnh hưởng rất lớn.

Thời gian qua, tài khoản mở mới của các nhà đầu tư cá nhân vẫn tăng, trình độ của khối này cũng trưởng thành hơn, và đây là động lực chính tạo ra sự sôi động cho thị trường. Không ít phiên bất chấp khối ngoại bán ròng thì lực cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao nên đủ đẩy thị trường tăng.

Ngoài khối nhà đầu tư cá nhân, năm nay cũng có hơn chục quỹ mở đi vào hoạt động, mà các quỹ này dành cho nhà đầu tư cá nhân trong nước nên dòng tiền vì vậy cũng sẽ được quản lý bài bản hơn. Xét tất cả các yếu tố trên, nhiều chuyên gia khẳng định thị trường những tháng cuối năm vẫn luôn mang yếu tố tích cực.

Tuy nhiên, đa số các chuyên gia vẫn khuyên cần lưu ý "giải ngân thận trọng" vì thị trường có những chuyển biến quan trọng làm thay đổi đột biến vị trí các ngành trong danh mục đầu tư của những tổ chức lớn. Ví dụ, ngành tiện ích công cộng dù luôn được nhận xét là cổ phiếu hấp dẫn nhưng vẫn chưa thõa mãn được kỳ vọng về các yếu tố chính sách và môi trường cạnh tranh.

Trong đó, một số doanh nghiệp ngành điện vẫn chưa thống nhất được giá điện bán cho EVN và thị trường phát điện cạnh tranh chưa thể hiện vai trò cụ thể. Một số doanh nghiệp cung cấp khí như LPG và CNG chịu cạnh tranh gay gắt bởi nhiên liệu thay thế biomass.

Ngành y tế dù vẫn được duy trì nhưng có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý I với doanh thu giảm nhẹ và hàng tồn kho tăng, đã đặt ra quan ngại đối với khả năng cạnh tranh của các DN thuộc lĩnh vực này trước các DN nước ngoài và sản phẩm nhập khẩu.

Hay đối với một số lĩnh vực như ngân hàng, bất động sản, vận tải có những chuyển động nhưng chưa đủ để thay đổi tình hình hiện tại của các ngành này. Trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư, những ngành này vẫn chỉ nằm ở yếu tố xem xét mà thôi...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tiền vẫn vào chứng khoán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO