![]() |
Mạnh hơn trận động đất ở Haiti gần 100 lần, trận động hôm 27/2 ở Chile đã gây ra sự tàn phá rất lớn, khi những dư chấn mạnh lan khắp Nam Mỹ. Ít nhất 150 người thiệt mạng và cảnh báo sóng thần được ban bố khắp khu vực vành đai Thái Bình Dương.
Sóng thần đã tràn vào bờ biển Chile
![]() |
Cảnh đổ nát khắp nơi |
Cơ quan Địa chất Mỹ cho biết đã ghi lại được 34 dư chấn mạnh từ 4,6 đến 6,9 độ richter kể từ sau trận động đất 8,8 độ lúc 3 giờ 34 phút sáng hôm 27/2 (giờ địa phương).
“Một thảm họa khủng khiếp. Là một trong những trận động đất dữ dội nhất trong lịch sử thế giới, sức tàn phá của nó rất kinh khủng”, đại sứ Chile tại Mỹ Jose Goni nói trên kênh truyền hình CNN. Tuy nhiên, ông cho biết tình hình đã được kiểm soát. “Chúng tôi có thể kiểm soát được cuộc khủng hoảng này”.
Đây là trận động đất mạnh thứ hai xảy ra ở khu vực này trong 7 tuần qua, sau trận động đất mạnh 7,0 độ richter tháng trước ở Haiti khiến 300.000 người thiệt mạng.
“Chưa bao giờ đời tôi chứng kiến trận động đất như thế này”, một người đàn ông nói với đài truyền hình địa phương ở thành phố Temuco, nơi động đất phá hủy nhiều tòa nhà và khiến một bệnh viện phải sơ tán.
“Đây là cảnh tượng khủng khiếp nhất trong đời tôi”, chàng thanh niên Sebastian nói bên ngoài ngôi nhà tan hoang của mình ở Đông Santiago.
![]() |
![]() |
Đây là trận động đất mạnh thứ 5 trên thế giới, kể từ khi số liệu về động đất được ghi lại năm 1900 |
Một cơn sóng thần cao 2,34 mét đã tràn vào thị trấn ven biển Talcahuano của Chile ngay sau khi động đất. Khoảng 4.000 người trên đảo Easter đã được sơ tán. Khoảng 144.500 người sống tại các khu vực ven biển của Hawaii cũng được lệnh tránh xa khu vực ven biển.
Một loạt các quốc gia quanh Thái Bình Dương, từ New Zealand đến Nhật Bản cũng được đặt trong tình trạng báo động sóng thần. Các nước châu Á được báo động cao nhất kể từ trận sóng thần năm 2004 làm hơn 220.000 người thiệt mạng khắp Ấn Độ Dương.
Ở Philippines, các quan chức cảnh báo người dân các khu vực ven biển chuẩn bị sơ tán. Cảnh báo sóng thần đối với vùng bở biển phía Tây của Mỹ và tại British Columbia cũng được đưa ra.
Chile dưới sự "càn quét" của cơn địa chấn 8,8 độ richter
[ALBUM:438]
Trợ giúp
Cộng đồng thế giới đề nghị giúp Chilê sau trận động đất tàn phá nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông đã tiếp xúc với Tổng thống Chilê Michelle Bachelet để đề nghị giúp Chilê trong các nỗ lực cứu trợ và phục hồi. Ông nói Hoa Kỳ đã có những nguồn lực sẵn sàng đưa tới Chilê một khi chính phủ nước này yêu cầu giúp đỡ.
Liên minh châu Âu (EU) hứa giúp 4 triệu USD ngay tức thời cho quốc gia vùng Nam Mỹ này. Ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết số tiền này chỉ là bước đầu để xoa dịu những đau khổ và đáp ứng những nhu cầu cần kíp.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon chia buồn đối với sự thiệt hại nhân mạng trong trận động đất. Ông nói ông đang nhờ Ủy ban kinh tế của Liên Hiệp Quốc về Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê đánh giá tình hình. Ủy ban này có trụ sở tại Santiago, thủ đô của Chilê.
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) cũng bày tỏ sự đoàn kết đối với nhân dân Chilê. Ông Jose Miguel Insulza, Tổng thư ký OAS là người Chilê tuyên bố Chilê có thể trông cậy vào tất cả sự hợp tác của OAS.
Hội Chữ Thập Đỏ Anh xuất hơn 75.000 USD từ quỹ cứu trợ cho tai họa để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ tại Chilê. Các tổ chức cứu trợ khác bao gồm Oxfam và Save the Children cũng thành lập những toán khẩn cấp và kêu gọi đóng góp.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thiết lập đường dây miễn phí 1-888-404-4747 cho những người Mỹ muốn tìm kiếm tin tức về gia đình và những người thân tại Chilê.
Ngoại trưởng Hillary Clinton dự kiến đến thăm Chilê trong khuôn khổ cuộc thăm viếng các nước Nam Mỹ vào tuần tới. Bà Megan Mattson, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hôm qua cho biết là chưa có quyết định gì về việc thay đổi chuyến đi của Ngoại trưởng Clinton.