Đón đầu TPP, dệt may lo thiếu nguyên phụ liệu

HOÀNG NAM| 24/04/2014 08:32

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đạt khoảng 20 tỷ USD (tăng 18% so với năm 2012). Dự báo trong 10 năm tới, bên cạnh giá trị xuất khẩu tăng, số lượng hàng xuất khẩu cũng sẽ tăng, khi đó nhu cầu về vải sẽ tăng gấp rưỡi so với hiện nay.

Đón đầu TPP, dệt may lo thiếu nguyên phụ liệu

Năm 2013, ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch khoảng 20 tỷ USD (tăng 18% so với năm 2012). Dự báo trong 10 năm tới, bên cạnh giá trị xuất khẩu tăng, số lượng hàng xuất khẩu cũng sẽ tăng, khi đó nhu cầu về vải sẽ tăng gấp rưỡi so với hiện nay.

Đọc E-paper

Trong thời gian tới, hai hiệp định thương mại tự do rất quan trọng là Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu.

Với hai hiệp định này, hàng may mặc Việt Nam xuất sang các nước này, muốn được ưu đãi về thuế, nguyên liệu phải từ Việt Nam hoặc các nước trong khối hiệp định. Tuy nhiên, do nguyên liệu từ châu Âu khá cao, nên các doanh nghiệp (DN) trong nước chỉ còn cách phải tự chủ động tạo nguồn.

Theo bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 25 tỷ USD, chỉ tiêu nội địa hóa từ 60 – 70%, đặt ra những vấn đề cấp thiết trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường, hoàn thiện chuỗi cung ứng dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đứng trước nhu cầu đổi mới trang thiết bị, tuần qua, được sự bảo trợ từ Bộ Công Thương, Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, cùng một số đơn vị khác đã tổ chức Triển lãm Quốc tế lần thứ 24 về máy, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu và vải 2014 (Saigon Tex 2014).

Tại đây, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 với mục tiêu đưa Việt Nam vào top 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch đạt trên 20 tỷ USD, chi tiêu nội địa hóa trên 60% đặt ra những yêu cầu cấp thiết trong việc đồi mới công nghệ.

Do vậy, việc tìm kiếm và hợp tác với những đối tác hàng đầu thế giới về thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may sẽ đóng vai trò quan trọng cho thành công của ngành dệt may của Việt Nam trong tương lai.

Triển lãm năm nay tăng 30% về diện tích và tăng 40% về số lượng công ty tham gia. Đây là triển lãm dệt may có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Theo ông Lê Trung Hải, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nguyên nhân khiến các DN dệt may trên thế giới tham gia đông đảo là tiềm năng ngành dệt may Việt Nam trong tương lai gần.

Hiện Việt Nam đã vươn lên xếp vị trí thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội thu hút đầu tư, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đối diện không ít thách thức khi muốn trở thành trung tâm dệt may thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Lê Trung Hải, thách thức đầu tiên là doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển chưa đồng đều, trong đó khâu quản trị và phát triển mẫu mã sản phẩm còn yếu, dẫn tới tỷ lệ gia công còn cao.

Thứ hai là sự phát triển chưa đồng đều trong các khâu sản xuất, dệt và nhuộm còn yếu. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, ngành dệt may còn nhiều tồn đọng gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành, nổi cộm nhất là vấn đề trong khâu sản xuất vải bị ách tắc.

Năm 2013, ngành may sử dụng 7,4 tỷ m2 vải nhưng phải nhập khẩu đến 6 tỷ m2 vải khiến ngành dệt may lệ thuộc sâu vào phương thức gia công chiếm đến trên 70%. Kéo theo các ngành thiết kế, thời trang cũng không có cơ hội phát triển.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, hiện toàn ngành dệt may đang sử dụng khoảng 7 tỷ mét vải mỗi năm, do vậy trong 10 năm tới cần trên 10 tỷ mét vải.

Theo kế hoạch dệt may, Việt Nam sẽ tăng gấp đôi về quy mô vào năm 2025, đạt doanh thu 46 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 40 tỉ USD. Lúc này ngành dệt may cần 12 triệu cọc sợi, 12 tỷ m2 vải và 5 triệu lao động. Đây là bài toán không hề đơn giản trong việc quy hoạch diện tích trồng bông, phát triển ngành sợi, trong khi quỹ đất hạn hẹp kể cả giống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đón đầu TPP, dệt may lo thiếu nguyên phụ liệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO