Thảm họa kinh tế toàn cầu: Chưa phải lúc

HÀ CÚC| 13/01/2016 06:34

Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới có thể "tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008", nhưng "một thảm họa" là khái niệm không thích hợp.

Thảm họa kinh tế toàn cầu: Chưa phải lúc

Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới có thể "tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008", nhưng "một thảm họa" là khái niệm không thích hợp.

Đọc E-paper

Nhà tài phiệt Mỹ George Soros cảnh báo sự biến động kinh tế trên các thị trường toàn cầu, bắt nguồn từ Trung Quốc, đang cho thấy những dấu hiệu về sự "tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008". Cảnh báo trên được ông Soros đưa tại một diễn đàn kinh tế ở Sri Lanka ngày 7/1, trong bối cảnh các thị trường thế giới lao dốc và giá dầu lập đáy mới sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc dừng giao dịch phiên thứ hai trong tuần qua, khi các chỉ số chứng khoán mất hơn 7%.

>>George Soros: Thị trường đang bị thách thức nghiêm trọng

Ông cảnh báo sức ép giảm phát hiện nay có thể gây ra vòng xoáy suy giảm, khi người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu để chờ giá giảm hơn, từ đó khiến các doanh nghiệp cũng trì hoãn đầu tư. Đây là không phải lần đầu tiên ông Soros nói về khả năng tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2008. Năm 2011, ông cho rằng cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, bắt nguồn từ Hy Lạp, là nghiêm trọng hơn các vấn đề kinh tế năm 2008.

Mặc dù vậy, Tạp chí The Economist nhìn nhận lại lịch sử kinh tế thế giới để trả lời tại sao "một thảm họa kinh tế toàn cầu" không hoặc ít nhất chưa thể xảy ra. Đo sức mua tương đương cho thấy, kinh tế thế giới đã tăng trưởng trong mỗi năm từ năm 1946, thậm chí ngay cả trong năm 2009, trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1946 đã không ổn định. Sự biến động đáng kể diễn ra giữa năm 1914 và 1919 là do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, cuộc đại khủng hoảng năm 1930, và chiến tranh thế giới thứ hai từ năm  1940. Sự bất ổn của những năm 1970 và đầu năm 1980 do cú sốc giá dầu, do chiến tranh (chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và Iraq năm 1980)...

Tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm 1990 và năm 1991 một lần nữa do thiểu phát và chiến tranh vùng Vịnh. Kinh tế tăng trưởng chậm lại trong năm 1998 do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, trong năm 2001 là do sự bùng nổ của bong bóng thị trường chứng khoán và trong năm 2009 do khủng hoảng tài chính các nước phương Tây. Quá khứ đã chỉ ra các loại sự kiện nên lo lắng đối với một "thảm họa kinh tế thế giới": chiến tranh, cú sốc lạm phát và khủng hoảng tài chính.

>>Từ cuộc chiến ủy nhiệm đến Chiến tranh lạnh 2.0

Theo đó, rủi ro đầu tiên đối với kinh tế thế giới thời điểm hiện tại, đang không ngừng tăng lên, là khủng hoảng tài chính, nhất là tại các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, rủi ro này được kiểm soát ở cấp độ toàn cầu. Nếu điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thì hậu quả có thể sẽ giống những gì xảy ra năm 1998 hơn là so với năm 2009.

Rủi ro tiếp theo là biến động về địa - chính trị và xung đột: Anh có thể rút khỏi EU, sự không chắc chắn về tương lai kinh tế và thậm chí tình hình chính trị của Trung Quốc bất ổn, sự gia tăng của khủng bố toàn cầu, đặc biệt là Nhà nước Hồi giáo (IS), tranh chấp giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Nga và Mỹ và Trung Quốc và Mỹ, tranh chấp ở Trung Đông, đặc biệt giữa Iran và Ả rập Xê út; Mỹ mất vai trò bá chủ...

Tất cả điều này đều là một trong 10 kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với thế giới theo giả định của hãng tin Bloomberg. Tuy nhiên, mức độ khả thi của những kịch bản tồi tệ nhất như xung đột Nga - Mỹ - Trung hay Mỹ mất vai trò bá chủ là rất thấp.

Vì thế, theo The Economist, dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế thế giới năm 2016 ít khả năng xảy ra một "thảm họa". Theo nhà phân tích Ruchir Sharma của Morgan Stanley Investment Management, chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới là 7 - 8 năm/lần trong suốt 5 thập niên qua. Tính từ cuộc suy thoái gần đây nhất là năm 2008 thì thời điểm này vừa kết thúc chu kỳ tăng trưởng 7 năm, trước khi bước vào suy thoái. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh một số nền kinh tế lớn đang chững lại hoặc có dấu hiệu suy yếu nhất định.

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu có thể đạt 3,5%, chưa bằng mức trung bình 4,5% đạt được trong thập kỷ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mức độ tăng trưởng còn được dự báo có nhiều cấp độ khác nhau tùy vào khu vực địa lý cũng như cấu trúc kinh tế của từng quốc gia hoặc từng nhóm quốc gia. Nhìn chung, thế giới đang thiên về xu hướng trở thành một nền kinh tế dịch vụ và khu vực này sẽ tạo ra tăng trưởng nhiều hơn là công nghiệp.

>>Đã đến lúc Việt Nam cần đầu tư mạnh vào dịch vụ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thảm họa kinh tế toàn cầu: Chưa phải lúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO