Khi châu Âu phụ thuộc vào Azerbaijan

AN PHƯƠNG| 16/06/2018 09:00

Chỉ có ba con đường duy nhất trên đất liền để chuyển tải năng lượng và hàng hóa giữa châu Á và châu Âu là đi qua Nga, Iran và Azerbaijan.

Khi châu Âu phụ thuộc vào Azerbaijan

Vì mối quan hệ không mấy suôn sẻ với Nga và Tehran, các nước phương Tây chỉ còn trông mong vào tuyến đường thương mại đáng tin cậy ở dải đất hẹp Ganja của Azerbaijan - một quốc gia từng thuộc Liên Xô, nằm ở vùng biển Caspian - để đảm bảo sự thông suốt và an toàn vận chuyển hàng tỷ USD hàng hóa.

Sự quan trọng của dải đất hẹp Ganja càng lớn hơn khi hiện nay Nga cung cấp 40% nhu cầu khí tự nhiên cho châu Âu. Điều này đặc biệt quan trọng khi kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 chạy từ Nga đến Đức đã được đặt ra, càng đẩy châu Âu ngày một lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.

Hiện nay có 3 đường ống dẫn dầu và khí chạy qua Nga, Iran và 60 dặm của dải dất hẹp Ganja. Thứ nhất là tuyến ống dẫn dầu Baku - Tbilisi - Ceyhan bắt đầu từ Azerbaijan chạy xuyên qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ, để từ đó qua Địa Trung Hải.

Tuyến ống thứ 2 là Baku - Supsa đưa dầu từ vùng biển Caspian đến biển Đen và tỏa đi các nước châu Âu. Và, cuối cùng là tuyến ống bắt nguồn từ phía nam dãy núi Kavkaz (Nga) chạy qua Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ, kết nối với hành lang khí phía Nam để cung cấp dầu khí cho Ý và phần còn lại của châu Âu.

Hành lang khí phía Nam được xây dựng còn để nhận nguồn cung năng lượng quan trọng từ dải đất hẹp Ganja ra vùng biển Caspian. Nguồn cung này đặc biệt có lợi cho khu vực Đông Nam châu Âu vốn đang phụ thuộc hoàn toàn vào đường ống dẫn từ Nga.

Con đường chạy qua dải đất hẹp Ganja đến vùng biển Caspian không chỉ giúp châu Âu kết nối dầu và khí với châu Á, mà cả tuyến cáp quang cũng phụ thuộc vào đây. Con đường cao tốc dài thứ 2 của châu Âu, cũng như tuyến đường xe lửa chạy từ Pháp đi dọc bờ biển Đại Tây Dương đến Irkeshtam, giáp ranh biên giới giữa Kyrgyzstan và Trung Quốc và sau đó đến Ganja càng cho thấy tầm quan trọng của dải dất hẹp Ganja.

Link bài viết

Không chỉ châu Âu phụ thuộc vào Ganja, mà người Mỹ cũng nhận thấy tầm quan trọng của dải đất hẹp này. Trong cuộc chiến tại Afghanistan, hơn 1/3 nguồn cung hậu cần cho lực lượng Mỹ tại Afghanistan cũng được vận chuyển qua dải đất hẹp Ganja.

Người Nga hoàn toàn hiểu ý đồ của Mỹ và phương Tây trong việc sử dụng Ganja nên đã chủ động gây sức ép lên các bên. Một trong các cách là Nga gia tăng ảnh hưởng lên khu vực xung đột Nagorno - Karabakh. Đây là khu vực mà Armenia và Azerbaijan khơi mào cuộc chiến vào năm 1988, khi Armenia tuyên bố chủ quyền vùng đất này với lý do chủ yếu là dân cư sinh sống tại đây thuộc sắc tộc Armenia.

Cuộc tranh cãi giữa Armenia và Azerbaijan biến thành cuộc chiến đẫm máu với hơn 30.000 người chết trong cuộc chiến này và hàng trăm ngàn người phải rời khu vực này để tìm kiếm vùng đất sống khác.

Và, từ năm 1992, lực lượng quân sự Armenia đã chiếm 20% vùng lãnh thổ vốn đã được cộng đồng quốc tế công nhận thuộc chủ quyền của Azerbaijan, bao gồm cả khu vực Nagorno - Karabakh.

Đặc biệt, hầu hết tuyến đường ống dẫn dầu và khí chạy qua dải dất hẹp Ganja đến vùng biển Caspian để chuyển về châu Âu nằm rất gần khu vực xung đột Nagorno - Karabakh, nơi mà lực lượng quân đội giữa Armenia và Azerbaijan vẫn đối mặt nhau.

Người Nga hiểu rằng, nếu xung đột bùng phát thì ngay lập tức đe dọa tuyến đường ống này. Với sức ảnh hưởng lên Armenia, người Nga không quá khó để làm bùng phát cuộc chiến mới tại đây. Do đó, Mỹ và phương Tây vẫn còn nhiều mối lo bởi sự kiềm tỏa của Moscow trên dải đất hẹp Ganja.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi châu Âu phụ thuộc vào Azerbaijan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO