“Tết cổ truyền” chính là “Tết xanh”
Khi tìm về với phong tục truyền thống, với Tết “xưa”, tôi nhận ra một sự trùng hợp kì diệu: “Tết cổ truyền” chính là “Tết xanh”; lối sống theo phong vị xưa gần gũi với thiên nhiên, giản dị, tinh hoa, tự tay nấu nướng trang trí với các sản phẩm từ tự nhiên, không sử dụng nhựa cũng chính là lối sống xanh đang dần trở nên quen thuộc và dần là sự tất yếu với thời đại và thời cuộc.
Nhắc nhớ về về giá trị nguồn cội
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Tết cổ truyền hay Tết Nguyên Đán là khoảng thời gian quan trọng trong năm của người Việt để đón mừng thời gian năm mới, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới theo lịch Âm lịch. Theo trang số 7-Sách "TÌM HIỂU PHONG TỤC VIỆT NAM QUA TẾT LỄ HỘI HÈ" của Toan Ánh (NXB Văn Nghệ TPHCM 2004), hai từ Nguyên Đán, Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang.
Ngoài ý nghĩa đơn giản là tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới, Tết cổ truyền của người Việt còn đậm chất đoàn kết, sum họp và gặp gỡ trong niềm vui hân hoan. Trong những ngày Tết, mọi công việc được gạt sang một bên để tâm hồn được thoải mái, thư giãn và vui chơi, cùng nhau thăm viếng, chúc Tết. Đồng thời, rất nhiều lễ hội được tổ chức khắp các vùng miền, mang đậm bản sắc đặc trưng của từng địa phương. Ngoài là dịp để thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, cha mẹ, người lớn tuổi, những người Thầy và những người đi trước…, với cương vị là một doanh nhân, Tết còn giúp tôi tăng cường sự kết nối trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, mang lại những giá trị cân bằng và bền vững trong cả công việc và cuộc sống.
Năm nay là năm con Rồng - linh vật của trời và đất, đại diện cho sự cân bằng và hài hòa trong tự nhiên. Rồng cũng thường được xem như là biểu tượng của sự hiển linh, thiêng liêng và sự bảo hộ. Bên cạnh niềm tin về sức mạnh của linh vật theo Can-Chi, chúng ta còn có niềm tự hào mình là con cháu Tiên-Rồng, nhắc chúng ta về giá trị nguồn cội.
Hơn nữa, hình tượng con rồng và năm Thìn cũng có ý nghĩa về sự phát triển và tiến bộ. Đó là hình ảnh và thời khắc quan trọng tượng trưng cho sự khát vọng vươn lên và vượt trội, tạo ra cơ hội và thành công trong cuộc sống. Là một doanh nhân Việt, tôi cũng tin rằng sự hiện diện của rồng và năm Thìn mang lại sự may mắn, thịnh vượng và thành công trên cả mọi lĩnh vực của cho những ai biết nắm bắt cơ hội và có ý chí quyết tâm phấn đấu. Đây là nhận thức rất truyền thống, đậm chất nhân văn, thể hiện tình cảm, lòng kính trọng và tôn sùng, cũng như khát vọng phát triển và tiến bộ của người Việt Nam trong cuộc sống xưa và nay.
Ngoài ra, doanh nhân cũng rất kỳ vọng vào năm mới. Họ hy vọng rằng năm mới sẽ đem đến nhiều cơ hội, sức mạnh vượt trội vượt qua mọi thách thức để thành công trong công việc kinh doanh. Tết là thời điểm để đặt kế hoạch, đề ra mục tiêu và xác định hướng đi cho năm mới. Tết dân gian của cha ông chúng ta có tục cúng khai trương là phải dùng que nhang đang cháy để khai nhãn ông hổ trên tờ bùa Ông Hổ mà nhân dân ta hay cúng đầu năm. Bởi lẽ, tháng Giêng năm nào cũng bắt đầu bằng Tháng Dần, tức là Ông Hổ, hổ có sức mạnh nhưng cần có tầm nhìn, do vậy việc khai nhãn ông hổ là cổ tục rất quan trọng, gần gũi với chiến lược kinh doanh chúng ta đã và đang thực hiện. Những kỳ vọng chính đáng này thể hiện sự đam mê, nỗ lực và quyết tâm của doanh nhân trong việc đạt được thành công và phát triển bền vững.
Mỗi một mùa xuân đến, ai ai cũng háo hức niềm tin về sức mạnh của linh vật theo Can-Chi, ví dụ như năm Rồng 2024. Chúng ta thường tự hào mình là con cháu Tiên-Rồng, nhắc chúng ta về giá trị nguồn cội. Rồng được xem là linh vật của trời và đất, kết hợp giữa âm dương bằng viên ngọc có quyền năng phun lửa tạo mùa khô, phun nước tạo mùa mưa, rồng đại diện cho sự cân bằng và hài hòa trong tự nhiên. Rồng cũng thường được xem như là biểu tượng của sự hiển linh, thiêng liêng và sự bảo hộ nên hình ảnh rồng trên áo vua, hoàng đế, sắc phong, đồ tế khí với nhiều họa tiết từ đơn giản, cách điệu đến sự phức tạp, cầu kỳ.
Hơn nữa, hình ảnh rồng và năm Thìn cũng có ý nghĩa về sự phát triển và tiến bộ. Đó là hình ảnh và thời khắc quan trọng tượng trưng cho sự khát vọng vươn lên và vượt trội, tạo ra cơ hội và thành công trong cuộc sống.
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được viết vào năm 1428 (Mậu Thìn) nói lên hào khí thiêng liêng và sự khẳng định độc lập tự chủ Việt Nam ta vào TK15. Năm Canh Thìn (2000) được xem là năm mang lại rất nhiều giá trị tích cực của Việt Nam trong quá trình hội nhập, tạo tiền đề cho việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ vào năm 2001. Nhiều sách báo trong nước thời kỳ này dùng cụm từ "đổi mới" để mô tả thời kỳ 1986-2000, thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Báo chí nước ngoài khen ngợi Việt Nam, ví Việt Nam như "con hổ" kinh tế trong tương lai gần.
Người Việt Nam ta tin rằng sự hiện diện của rồng và năm Thìn mang lại sự may mắn, thịnh vượng và thành công trên cả mọi lĩnh vực của cho những ai biết nắm bắt cơ hội và có ý chí quyết tâm phấn đấu. Đây là nhận thức rất truyền thống, đậm chất nhân văn, thể hiện tình cảm, lòng kính trọng và tôn sùng, cũng như khát vọng phát triển và tiến bộ của người Việt Nam trong cuộc sống xưa và nay.
Tết xanh - truyền thống song hành lối sống xanh
Khi tìm về với phong tục truyền thống, với Tết “xưa”, tôi nhận ra một sự trùng hợp kì diệu: “Tết cổ truyền” chính là “Tết xanh”; lối sống theo phong vị xưa gần gũi với thiên nhiên, giản dị, tinh hoa, tự tay nấu nướng trang trí với các sản phẩm từ tự nhiên, không sử dụng nhựa cũng chính là lối sống xanh đang dần trở nên quen thuộc và dần là sự tất yếu với thời đại và thời cuộc.
Do vậy, với tôi, việc gìn giữ Tết cổ truyền không chỉ là sự chung tay bảo tồn những giá trị phi vật thể, những tinh hoa văn hoá của dân tộc, mà còn là Tết là dịp lễ trọng đại trong năm thông qua các nghi lễ và hoạt động truyền thống, và còn là cơ hội để thẩm hướng đếnthấu lối sống xanh tới các thế hệ một cách tinh tế và tự nhiên nhất.
Tết xanh không chỉ đơn thuần là việc thực hiện các hoạt động với mục tiêu giảm khí carbon, không khí và bảo vệ môi trường, mà còn là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và áp dụng những giá trị xanh vào cuộc sống hàng ngày. Bằng cách kết hợp giữa truyền thống văn hóa và lối sống xanh, chúng ta có thể tạo ra một Tết ý nghĩa và bền vững cho cả gia đình và cộng đồng, góp phần vừa gìn giữ những giá trị dân tộc, lại vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hài hoà cả 3 giá trị ESG - Môi trường, Xã hội và Quản trị (Environmental, Social, and Governance).
Lan toả những giá trị sống xanh
Ngày Tết của gia đình tôi cũng mang đậm nét đặc trưng của phong vị Tết xưa của các vùng miền trong việc trang hoàng nhà cửa, thực hiện các nghi thức cổ truyền. Hoa và các mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét truyền thống là những yếu tố không thể thiếu trong ngày Tết. Tôi dành thời gian chủ yếu sum họp quây quần bên người thân, sau đó du xuân chúc Tết bạn bè, nhân viên, đối tác… Đây là cơ hội để tái ngộ, chia sẻ niềm vui và những lời chúc tốt đẹp cát tường, đại lợi cho năm mới.
Hướng tới lối sống xanh, Tết cũng là cơ hội để tôi lan toả những giá trị sống xanh, sống bền vững tới tất cả mọi người xung quanh và tới cộng đồng xã hội thông qua những gợi ý về “Tiêu dùng Xanh” - Giảm thiểu lãng phí, xả rác thải, “Sức khoẻ xanh” - Lựa chọn các sản phẩm, thực phẩm an toàn và “Du xuân có trách nhiệm” - Không sử dụng rượu bia khi lái xe.
Đối với Phuc Khang Corporation, đã từ lâu chúng tôi sử dụng vật liệu tái chế cho các túi giấy, thiệp chúc Tết, lịch..., hộp quà bằng chất liệu thân thiện môi trường như tre, tre tái chế, giấy tái chế. Điều này không chỉ giúp giảm lượng rác thải nhựa mà còn giúp hình thành ý thức và thói quen về việc sử dụng các sản phẩm bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Bên cạnh việc giữ gìn và lan toả những giá trị Tết truyền thống, Tết Xanh, tôi cho rằng điều tuyệt vời nhất chúng ta có thể trao tặng bắt đầu từ năm mới này đó là cho nhau một tư duy XANH thực sự đó là:
- Bên cạnh sắm Tết chơi Tết cho mình, cho gia đình, hãy cùng nghĩ về Tết cho cộng đồng, cho những người thiệt thòi yếu thế
- Không chỉ là Tết mới cho nhau nụ cười mà hãy trao đi mỗi ngày
- Không chỉ ngày Tết mới dọn nhà quét hẻm mà hãy sống sạch sống xanh để giữ sạch đẹp cho không gian sống cả cộng đồng
Không chỉ cầu mong cho mình và gia đình những điều tốt lành ngày Tết mà hãy nguyện cho tất cả mọi người trên khắp mọi nơi mọi miền đều được bình an, tốt lành. Chúng ta có thể thực hiện những hoạt động liên quan đến Tết, không chỉ duy trì giá trị truyền thống mà còn góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng như hạn chế sử dụng đồ nhựa, sử dụng hộp quà thân thiện môi trường, không sử dụng nhang tẩm hương hóa chất, giữ an toàn vệ sinh thực phẩm và đồng thời tìm hiểu về ý nghĩa của các tục như dựng nêu, đưa Ông Táo - đón Ông Táo, Giao Thừa và 3 ngày Tết, để cộng đồng hướng về ESG (Environmental, Social, and Governance - Môi trường, Xã hội và Quản trị) vừa hài hòa giữa giá trị truyền thống và xu hướng hiện đại.
Năm 2024 này là một năm sẽ còn nhiều thách thức với tất cả, đặc biệt đối với các doanh nhân. Nhưng khi nhìn lại hành trình mà ông cha ta đã đi qua từ hết thử thách này tới gian lao khác, thì những điều có được trong tương lai chúng ta sẽ càng thêm giá trị và trân quý. Hạn chế đồ nhựa là một hoạt động quan trọng trong Tết xanh. Trong những năm gần đây, việc sử dụng đồ nhựa đã gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Thay vì sử dụng đồ nhựa một lần và vứt bỏ, chúng ta có thể chọn sử dụng các vật dụng tái sử dụng như hộp quà bằng chất liệu thân thiện môi trường như tre, tre tái chế, giấy tái chế. Điều này không chỉ giúp giảm lượng rác thải nhựa mà còn tạo ra ý thức về việc sử dụng các sản phẩm bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đối với Phuc Khang Corporation, mỗi khi Tết đến Xuân về, các quà tặng cho đối tác, khách hàng, CBNV đều được các chuyên gia trong tập đoàn đánh giá và giám sát kỹ, nhất là phải nói không với đồ nhựa.
(*) CEO Phuc Khang Corporation