TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN BỨT PHÁ

HỒNG NGA - MINH HÀO| 26/03/2019 00:27

Có ba động lực giúp tăng trưởng kinh tế là phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, đầu tư vào khoa học - công nghệ và nâng cao năng suất lao động. Trong đó, cần phải xem doanh nghiệp (DN) tư nhân là nền tảng quan trọng của nền kinh tế...

TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN BỨT PHÁ
dong-luc-tang-truong-kinh-te-1-8680-1552

Cơ hội để tăng trưởng kinh tế

Với những thuận lợi về kinh tế, ổn định về chính trị, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vị thế mới

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chủ động và tích cực của Việt Nam trong hơn 30 năm mở cửa đã có nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam đã là thành viên của hầu hết các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ký kết trên 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trên 60 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế, trên 90 hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Chia sẻ tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên năm 2019 với chủ đề Bứt phá từ những động lực tăng trưởng do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại TP.HCM tuần qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, việc tham gia các FTA thế hệ mới từng bước đặt Việt Nam vào lộ trình phát triển trên cơ sở hoàn thiện thể chế, khung pháp luật phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, mở ra cơ hội kinh doanh lớn hơn với thị trường và khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm đến 59% dân số thế giới, 61% GDP và 68% thương mại toàn cầu.

Nhưng khi vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên bản đồ kinh tế thế giới thì càng phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức và đòi hỏi tất yếu từ những cam kết hội nhập. Các FTA thế hệ mới đưa ra cách tiếp cận nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, giảm dần lợi thế về lao động giá rẻ giữa các quốc gia, đồng thời  đặt ra yêu cầu mới về đầu tư, cạnh tranh, mua sắm công, thương mại điện tử, khuyến khích sự phát triển của DN nhỏ và vừa... Những yêu cầu này tác động trực diện và sâu rộng đến kinh tế đất nước, các địa phương và DN, gia tăng sức ép cạnh tranh, đòi hỏi Việt Nam hoàn thiện thể chế môi trường đầu tư, kinh doanh, đổi mới quản lý đầu tư công...

Việt Nam đã và đang triển khai một loạt nội dung liên quan như hoàn thiện thể chế cải thiện môi trường kinh doanh và đổi mới định hướng thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ DN tư nhận, hỗ trợ DN nhỏ và vừa nhằm đẩy nhanh khả năng tận dụng cơ hội đột phá phát triển kinh tế đất nước từ các FTA, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của đất nước.

Để kinh tế bứt phá

Mặc dù có nhiều biến động nhưng năm 2018 được đánh giá là năm thành công trong điều hành chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ. Trong đó, lạm phát ở mức 3,54%, tăng trưởng GDP 7,08%. Theo ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động đã giúp kinh tế Việt Nam khởi sắc trong năm 2018.

Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tận dụng cơ hội từ sự xáo trộn của dòng chảy thương mại thế giới là những yếu tố giúp củng cố niềm tin của người dân và DN vào tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt khoảng 6,9 - 7% nếu tiếp tục được hỗ trợ bởi tổng cầu tăng khá, lạm phát tổng thể có thể được kiểm soát khoảng 4%.

Còn theo ông Ousman Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB), kết quả của sự chủ động lựa chọn chính sách, nỗ lực theo đuổi mục tiêu, phù hợp với bối cảnh quốc tế đã giúp kinh tế Việt Nam có một năm tăng trưởng ấn tượng. "Khả năng điều hành, biến thách thức thành cơ hội và tận dụng tốt cơ hội là điều ấn tượng nhất trong năm 2018. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển thú vị” - ông Ousman Dione đánh giá.

Tiếp nối thành công trong năm 2018, nền kinh tế Việt Nam có khởi đầu thuận lợi trong năm 2019. Theo TS. Hà Huy Tuấn - Phó chủ tịch Ủy Ban Giám sát tài chính Quốc gia, dự báo năm 2019, kinh tế thế giới có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng của năm 2018.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tình hình kinh tế thế giới có thể chuyển biến nhanh và phức tạp hơn do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thận trọng trong việc tăng lãi suất khiến nhiều tổ chức tài chính lớn dự báo đồng USD có thể sẽ suy yếu trong năm 2019. Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt khoảng 6,9 - 7% nếu tiếp tục được hỗ trợ bởi tổng cầu tăng khá, lạm phát tổng thể có thể được kiểm soát khoảng 4%. 

Với những thuận lợi về kinh tế, ổn định về chính trị, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã triển khai thực hiện một loạt nội dung liên quan như hoàn thiện thể chế, hỗ trợ DN tư nhân, thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa để đẩy nhanh khả năng tận dụng cơ hội đột phá phát triển kinh tế đất nước.

dong-luc-tang-truong-kinh-te-3-9119-1552

Hiện tại, các hiệp định thương mại tự do tạo cho Việt Nam một vị thế mới nhưng vẫn cần các giải pháp đòn bẫy trong thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng để tạo điều kiện cho DN trong nước và nước ngoài tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cũng như phát triển bền vững.

Trong đó chú trọng tiếp cận các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quan hệ kinh tế với lộ trình cụ thể và cam kết từ những đơn vị liên quan. Để tăng trưởng, Việt Nam cần dựa vào ba động lực trụ cột: phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, đầu tư vào khoa học - công nghệ và năng cao năng suất lao động.

Phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thế nhưng DN Việt Nam lại đang chịu nhiều rủi ro và gặp nhiều khó khăn do thể chế. Để phát triển kinh tế tư nhân, cần giải quyết ba vấn đề: cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách DN nhà nước, hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Xương sống của nền kinh tế

Chính phủ đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, từ môi trường kinh doanh thuận lợi đó, DN phải thật sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh mới mang lại sự phồn vinh cho nền kinh tế.

Vị trí và vai trò của khu vực kinh tế tư nhân chính là xương sống của nền kinh tế đất nước. Bởi, DN tư nhân không những đóng góp lớn vào GDP mà còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du dẫn chứng, năm 2000, khu vực ngoài nhà nước tạo việc làm cho xã hội chiếm 26,1% nhưng đến nay tỷ lệ này là 60%. "Trụ cột của các quốc gia thịnh vượng đều là kinh tế tư nhân" - ông Huỳnh Thế Du khẳng định.

Tính đến hết năm 2018, đóng góp của DN tư nhân chiếm 42% GPD của cả nước. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta có 1 triệu DN tư nhân, 2030 có khoảng 2 triệu DN tư nhân, đóng góp 60 - 65% GDP. Vấn đề quan trọng vẫn là chất lượng và cơ cấu của DN. Cơ hội lớn lên của DN tư nhân Việt Nam là từ cải cách thể chế, hội nhập và kinh tế số.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ: "Dù ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu thì DN nhỏ, siêu nhỏ đều được xem là xương sống của nền kinh tế, Việt Nam không thể ngoại lệ, đi ngược lại xu hướng này. Đã đến lúc khẳng định khu vực tư nhân không chỉ gói gọn trong 700.000 DN mà còn bao gồm cả khu vực kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể và DN FDI. Như vậy, kinh tế tư nhân đã chiếm đến 61% GDP chứ không phải 10% như cách tính hiện nay. Và theo nghĩa này, kinh tế tư nhân đang là chủ lực của nền kinh tế Việt Nam".

Cần cải cách thể chế

Tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đã thấy rõ nhưng làm thế nào để kinh tế tư nhân phát huy được vai trò trụ cột là vấn đề cần quan tâm. Thời gian qua, dù Chính phủ nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, hiện nay vẫn còn nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề, chồng chéo gây khó khăn cho DN trong quá trình kinh doanh. Vấn đề tiếp cận đất đai, thủ tục giấy phép mặt bằng rất phức tạp, quản lý chất lượng hàng hóa thiếu hiệu quả, chi phí kinh doanh như logistic, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch, lãi suất... rất cao.

Tầm quan trọng của kinh tế tư nhân đã thấy rõ nhưng làm thế nào để kinh tế tư nhân phát huy được vai trò trụ cột là vấn đề cần quan tâm. Thời gian qua, dù Chính phủ nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng DN vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, có hai việc cần làm nếu muốn cải cách thể chế. Đó là hoàn thiện thể chế và kỷ luật thực thi thể chế. Thể chế đang có vấn đề. Luật chồng chéo, mỗi bộ, mỗi địa phương lại hiểu một kiểu. Chính hệ thống luật chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất đã tạo ra những khó khăn và rủi ro cho DN. Vì vậy, điều quan trọng phải làm là xây dựng tư duy nền kinh tế thị trường.

Chính phủ đang tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, từ môi trường kinh doanh thuận lợi đó, DN phải thật sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh mới mang lại sự phồn vinh cho nền kinh tế. Theo ông Trần Du Lịch, cần sớm sửa những cái mình đang sai.

"Thể chế phải đồng bộ, phải giải quyết được những mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Hiện nay, tư duy quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn là tư duy quản lý của nền kinh tế xưa, sửa mỗi ngày một chút rồi chụp vào thị trường bắt tuân thủ chứ chưa phải là tư duy thị trường. Thế cho nên việc cần làm là phân biệt rõ cái gì Nhà nước làm, còn lại hãy để thị trường quyết định", ông Trần Du Lịch đề nghị.

Các chuyên gia kinh tế thống nhất cho rằng, để phát triển DN nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng cần giải quyết ba vấn đề: cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách DN nhà nước, hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Cơ quan quản lý cần có cơ chế, chính sách để DN lớn, giàu nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển DN đầu tư vào lĩnh vực mũi nhọn và thiết yếu như nông nghiệp công nghệ cao...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN PHÁT TRIỂN BỨT PHÁ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO