4 tố chất của người lãnh đạo

P.V| 02/07/2014 08:33

Từ ngàn xưa, người phương Đông luôn quan niệm rằng: người lãnh đạo nhất thiết phải hội tụ “thuật dụng ngôn, thuật lãnh đạo, thuật quản trị và thuật xử thế” thì mới thu phục được thiên hạ.

4 tố chất của người lãnh đạo

Từ ngàn xưa, người phương Đông luôn quan niệm rằng: người lãnh đạo nhất thiết phải hội tụ “thuật dụng ngôn, thuật lãnh đạo, thuật quản trị và thuật xử thế” thì mới thu phục được thiên hạ. Thế nhưng, để trở thành nhà lãnh đạo, nó đòi hỏi mỗi người phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng tố chất, và đặc biệt, phải có sự tích lũy qua năm tháng.

Cá nhân bạn có tự tin vào tố chất lãnh đạo trong con người mình? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu làm thế nào để có khả năng chỉ huy người khác  qua bộ sách Tứ thư lãnh đạo, bộ cẩm nang dành cho những nhà lãnh đạo, quản lí và dành cho những ai đang muốn trở thành lãnh đạo.

Bộ sách được chia thành 4 tập, bao gồm thuật dụng ngôn, thuật lãnh đạo, thuật quản trị và thuật xử thế. Bộ sách được Thaihabooks – đơn vị duy nhất mua bản quyền xuất bản tại thời điểm hiện nay.

Thuật dụng ngôn - Một người lãnh đạo không hoàn toàn làm chủ ngôn ngữ thì chắc chắn không thể lãnh đạo người khác tốt được. Khả năng ăn nói trở thành công cụ liên kết quan trọng thứ ba đứng liền sau công cụ giao thông và công cụ thông tin, liên lạc. Nó là chiếc chìa khóa vàng giúp mở rộng cánh cửa thành công, là vũ khí giúp giành chiến thắng trong những cuộc tranh đấu quyết liệt.

Tài ăn nói chính là việc bạn có thể diễn đạt một cách độc lập, đối đáp một cách tự nhiên, thoải mái. Trên thương trường đầy sóng gió, vẫn có rất nhiều người "như cá gặp nước", họ ăn nói hùng hồn, giọng nói sang sảng, dù có đối mặt với khó khăn cũng có thể biến nó thành việc tốt; họ chào đón đối thủ bằng những nụ cười, khéo léo hành động, chỉ cần trong một phút chốc ngắn ngủi có thể quyết định thành bại được mất; họ luôn nổi bật giữa đám đông, nói năng mạnh mẽ, có khí phách, bất cứ khi nào chỉ cần "nhất hô bách ứng", một khi đã phát ngôn thì trên dưới đều như một, nhiều người ủng hộ.

Và ngược lại chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rất nhiều người mất đi những cơ hội tốt chỉ vì khả năng diễn đạt không tốt, mọi nỗ lực phấn đấu đều không đi đến được kết quả cuối cùng.

Tài ăn nói không phải một thứ trời sinh, chỉ cần bạn nghe nhiều, nói nhiều, chăm chỉ luyện tập, dần dần sẽ có thể “nói đâu trúng đó”, như là “Ngọc quý từ đá mà ra, Mai vàng chỉ nở khi qua đông lạnh”.

Tài ăn nói của một người lãnh đạo là tiêu chuẩn cơ bản nhất, trực tiếp nhất mà người khác nghĩ đến khi đánh giá năng lực và tố chất của người lãnh đạo, nó cũng thể hiện khả năng giao tiếp, phong thái khi nói chuyện của một người nào đó.

Một người lãnh đạo không thể tách rời khả năng ăn nói; khi giao tiếp cần có tài ăn nói xã giao; khi giáp mặt với đối thủ rất cần tài hùng biện sắc sảo; khi hợp tác làm ăn cần đến thương lượng đàm phán; khi khích lệ cấp dưới cần phải biết cách cổ vũ, động viên.

Với Thuật xử thế – đó chính là nhịp cầu kết nối giữa người với người. Bởi nói như Adams.J, nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ:

Giao thiệp giống như một sức hấp dẫn tiềm ẩn trong tố chất căn bản của mỗi con người, nó có thể thổi luồng gió đầy sức sống vào những sự việc cứng nhắc khô khan, có thể làm cho những sự việc rối rắm lộn xộn trở nên thông suốt rõ ràng, quan trọng hơn nó có thể đưa một người không nhiều năng lực lên đỉnh cao của công danh sự nghiệp.

Giả dụ đời người như một đỉnh núi tuyết, thì giao thiệp như cây đục băng giúp bạn trèo được lên đỉnh núi; giả dụ đời người là biển cả, thì giao thiệp chính là con tàu chở bạn trên hành trình chinh phục biển khơi; giả dụ đời người là một cuốn sách dày, thì giao thiệp chính là mật mã ghi lại thành công của bạn.

Ngày nay, con người sở dĩ phải học cách giao thiệp, là bởi chúng ta đã có sẵn những điều kiện thuận lợi: một là vận may tốt nhất; hai là tham vọng mãnh liệt nhất; ba là cơ hội thể hiện nhiều nhất. Vì vậy, từ chính rất nhiều ví dụ thực tế thành công xung quanh tôi, tôi có thể đưa cho bạn đọc một lời khuyên là "khả năng giao thiệp là phép màu giúp con người bước lên nấc thang của thành công, nó có thể khiến cho sức hấp dẫn của bạn lan tỏa vô tận và giá trị của bạn được nâng lên một cách đáng kinh ngạc”.

Đến với “Thuật Quản trị” - Làm thế nào để có thể nhận biết người tốt kẻ xấu? Điều kiện tiên quyết nằm ở việc bạn phải công bằng, chính trực, vô tư, không thiên vị…

Người lãnh đạo phải đối diện với một tập thể được cấu thành từ những các quản lý cấp trung và nhân viên. Mục tiêu của tập thể là duy trì sự thống nhất nội bộ và tiếp tục phát triển. Để thực hiện được điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải nhận biết và khai thác được năng lực tiềm ẩn của nhân viên, phát huy mặt mạnh của mỗi người, phân công công việc hợp lý, tuyển dụng và giữ chân nhân tài…

Tuy nhiên, để có thể rèn luyện được năng lực quản lý hiệu quả, cần dựa vào các chiến lược quản lý trong sách vở kết hợp với thực tiễn của bản thân, bước dần tường bước, tích tiểu thành đại, thì không có gì là không thể làm được.

Các cấp bậc của quản trị gồm: bậc đầu tiên là xây dựng chế độ quản lý để mọi người đều phải tuân theo; bậc tiếp theo là việc dù lớn hay nhỏ, ai nấy cũng đều phải có trách nhiệm hoàn thành; bậc cao hơn nữa là tạo dựng uy quyền, mệnh lệnh đưa ra buộc phải chấp hành; tiếp nữa là làm gương cho cấp dưới làm mọi người đồng tâm nhất trí và cuối cùng là quản lý người theo ý mình nhưng dưới hình thức quản mà như không quản.

Cũng giống như một nước đi có thể cứu sống cả ván cờ, một câu nói ấm áp đổi lại sự trung thành, một đôi mắt tinh tường khiến nhân tài kéo về tề tựu, triết lý này tưởng chừng như vô thường nhưng thực ra lại chính là con đường đi đến thành công trong quản lý con người.

Và cuối cùng là Thuật lãnh đạo, bất kỳ một nhà lãnh đạo kiệt xuất nào trên thế giới cũng từng phải đối mặt với những thách thức, từng phải đưa ra những nước cờ quyết định trước khi giành được chiến thắng cuối cùng.

Lãnh đạo không nhất thiết phải là người học rộng, nhưng nhất thiết phải là người có năng lực. Họ phải biết cách lắng nghe, biết cách làm việc với cấp trên; nghiêm khắc mà độ lượng, ân cần niềm nở với cấp dưới; biết động viên tinh thần cộng sự để cùng đoàn kết một lòng; biết tùy cơ ứng biến, nhanh nhạy khôn khéo với đối phương; biết tranh thủ những người ủng hộ; và phải biết đặt mình vào vị trí của những người phản đối mình để tìm cách thu phục họ…

Có thể nói rằng, tất cả những điều đó là tố chất cần có của một người lãnh đạo. Là người đi đầu trong một tập thể, vị trí đặc biệt đó quyết định nên các tố chất mà họ cần phải có.

Tố chất đó là sự tổng hòa của nhiều mặt như hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ. Một nhà lãnh đạo giỏi không nhất thiết phải là một nhà diễn thuyết, bởi vì một nhà diễn thuyết đại tài chưa chắc đã có khả năng “điều binh khiển tướng”.

Chúng ta thường thấy rằng, ngay khi đã xác định được phương hướng và mục tiêu, một nhà lãnh đạo kiệt xuất ngay lập tức sẽ hành động với quyết tâm cao nhất. Họ sẽ tự mình làm gương, làm việc nghiêm túc.

Khi gặp khó khăn, họ bình tĩnh ứng phó; khi ra quyết sách họ thông minh quyết đoán, lời nói rất có trọng lượng; khi thời cơ đến, họ biết nắm bắt kịp thời.

>Học nghệ thuật lãnh đạo với bậc thầy số một
>Hãy là nhà lãnh đạo tốt
>
Hãy là nhà lãnh đạo có sức hút
>5 phong cách lãnh đạo
>
Kỹ năng lãnh đạo
>Lãnh đạo hướng nội

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
4 tố chất của người lãnh đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO