Nợ xấu: Thách thức mục tiêu 3% có còn?

PHAN TÂM| 11/11/2015 02:24

Bán nợ xấu cho VAMC là một giải pháp để giúp các NH đẩy mạnh tái cơ cấu sau khi sáp nhập, hợp nhất, làm giảm áp lực về tài chính cho các NHTM.

Nợ xấu: Thách thức mục tiêu 3% có còn?

Nợ xấu đã được kéo về dưới 3%, tăng trưởng tín dụng đã trở lại mạnh mẽ. Tuy nhiên, giới chuyên môn vẫn cho rằng, đây mới chỉ là kết quả nhất thời nếu ngân hàng (NH) không được hỗ trợ về mặt xử lý tài sản đảm bảo. 

Đọc E-paper

Trong nội dung trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về xử lý nợ xấu, Thống đốc NH Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho rằng, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tính đến nay đã giảm nhiều, xuống dưới mốc 3%. Đồng thời, theo Thống đốc, con số này đã trong tầm kiểm soát và không nằm ngoài dự tính của NHNN.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015 phải xử lý được tối thiểu 60% tổng số nợ xấu phải xử lý theo kế hoạch năm 2015, trong đó chỉ tiêu bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đạt ít nhất 75% tổng số nợ xấu dự kiến bán cho VAMC cả năm 2015.

Thực ra, năm 2015, Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Đó cũng là mục tiêu của NHNN trong việc nỗ lực kiểm soát nợ xấu của ngành năm nay.

Sau gần 3 năm thực hiện đề án xử lý nợ xấu, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các biện pháp để xử lý nợ xấu như: đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; bán nợ cho các tổ chức, cá nhân; xử lý bằng dự phòng rủi ro...

Bên cạnh đó, vai trò của VAMC từng bước phát huy tác dụng. Đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC được xem là giải pháp tốt để làm sạch bảng cân đối kế toán.

Bán nợ xấu cho VAMC là một giải pháp để giúp các NH đẩy mạnh tái cơ cấu sau khi sáp nhập, hợp nhất, làm giảm áp lực về tài chính cho các NHTM.

Do đó, yêu cầu trước hết đối với các TCTD là phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu, nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động, ngay cả các khoản nợ bán cho VAMC nên lợi nhuận thu về trong hoạt động sẽ giảm.

Để đạt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2015 ở mức 3%, NHNN tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các TCTD, kiên quyết xử lý pháp nhân đối với đơn vị yếu kém còn lại.

Đó là về chủ trương, nhưng khi được hỏi, phần lớn các NH vẫn chưa tự tin về việc kiểm soát nợ theo đúng lộ trình mà NHNN đặt ra.

Và phần lớn cho rằng, để xử lý được nợ xấu đòi hỏi phải gỡ vướng trong khâu phát mãi tài sản đảm bảo nên cần có sự chung tay của các cơ quan ban ngành.

Thừa nhận điều này một lãnh đạo NHNN TP.HCM nói rằng, xử lý nợ xấu tính đến thời điểm này dù đạt được nhiều mục tiêu, song các NH vẫn phải đối mặt với nhiều cái khó.

Trong đó, cái khó nhất là xử lý tài sản đảm bảo. Trước nay, quá trình này mất rất nhiều thời gian, nhanh nhất cũng 2 - 3 năm.

Thực tế, thời gian qua, các NH đều kiến nghị với các cơ quan liên quan nhiều năm và đề nghị đẩy nhanh tiến trình xử lý tài sản thế chấp để giải quyết khó khăn về tài chính cho NH, TCTD, doanh nghiệp, nhưng thời gian qua, NHNN, tư pháp, tòa án cũng chưa thể phối hợp tốt để giải quyết vấn đề này.

Theo đó, dù rằng nợ xấu toàn ngành đã giảm, NHNN chỉ đạo đến cuối tháng 9 TP.HCM phải kéo giảm nợ xấu xuống dưới 3%, thế nhưng, để thực hiện được mục tiêu này, rõ ràng, cần phải có thêm thời gian đối với NH.

Bởi, hiện nay, các NH đang phải bán tài sản thế chấp để xử lý nợ. Việc phối hợp với khách hàng để thu nợ cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong tự xử lý nợ xấu các NH.

Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ vẫn có khó khăn khi chưa thể đẩy nhanh tiến độ phát mãi tài sản đảm bảo. Lượng nợ xấu VAMC "gom" từ các NH tính đến nay đã đạt gần 200.000 tỷ đồng, nhưng xử lý được chỉ hơn 10.000 tỷ đồng.

Các NH cho hay, 9 tháng năm nay đã thu hồi được vài trăm đến ngàn tỷ đồng nợ xấu, song so với tổng số nợ xấu chưa xử lý, thu hồi được vẫn khá lớn.

Đánh giá về việc xử lý nợ xấu, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng, Việt Nam phải hình thành thị trường mua-bán nợ, thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua - bán nợ theo cơ chế thị trường, không thể chỉ trông chờ vào bất động sản hồi phục.

Ngoài ra, muốn xử lý được nợ xấu, trước hết phải "gỡ" khó cho khâu phát mãi tài sản đảm bảo. "Đây mới là mấu chốt cho việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

Vì thực tế hiện nay cho thấy, việc đốc thúc các NHTM đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC cũng chỉ mới gom được nợ xấu về một mối, nhưng vẫn khó tìm đầu ra cho nợ xấu", TS. Du Lịch cho biết.

Như vậy, để kiểm soát nợ xấu về đúng mục tiêu phải có cơ sở, còn phải kỳ vọng vào thị trường bất động sản ấm lên để có thể xử lý nhanh hơn nợ xấu. Theo các NH, điều này còn rất mong manh khi mà thị trường mới chỉ sôi động ở một phân khúc cực nhỏ, là nhà giá thấp.

Cùng quan điểm, PGS - TS. Trần Hoàng Ngân - Hiệu trưởng Đại học Tài chính - Marketing, cho rằng, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về 3% cuối năm nay dù có nhiều cơ sở hoàn thành nhưng cũng là một thách thức đối với các NH. Bởi, không chỉ kiểm soát nợ xấu cũ, các NH còn phải kiểm soát rủi ro nợ xấu mới phát sinh.

Nhìn chung, kéo nợ xấu về dưới 3% nói thì dễ nhưng rõ ràng, đối với các NHTM, thách thức đối không hề nhỏ...

>VAMC đã mua được hơn 91.000 tỷ đồng nợ xấu

>Bán nợ xấu: Hướng đi chủ lực mới của VAMC

>VAMC duy trì lãi suất thấp đối với các khoản nợ xấu

>VAMC đã duyệt mua hơn 28.000 tỷ đồng nợ xấu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nợ xấu: Thách thức mục tiêu 3% có còn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO