Tính khả thi - yếu tố sống còn của đề án kinh doanh

BÍCH TRÂM - Ảnh: VY KHÁNH, QUÝ HÒA| 18/09/2015 08:56

Trong ngày thi thứ 2 của Vòng chung khảo GTTNLVC 2015, tính khả thi của đề án kinh doanh từ các thí sinh được ban giám khảo lưu tâm nhất.

Tính khả thi - yếu tố sống còn của đề án kinh doanh

18/9 là ngày thi thứ 2 của Vòng chung khảo Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can (GTTNLVC) 2015, với sự tham gia bảo vệ đề án kinh doanh của 8 thí sinh.

Các giám khảo chấm thi trong ngày gồm: Doanh nhân Trần Khánh Tùng – nguyên Giám đốc marketing IMC Group; doanh nhân Đinh Hà Duy Trinh – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Công nghệ tin học HPT; doanh nhân Nguyễn Văn Ngoan - Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Manda Food; doanh nhân Phạm Thị Nguyên Thanh - Giám đốc khối Vận hành Sacomreal; doanh nhân Trần Hải Linh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ; doanh nhân Phan Bảo Giang - Giám đốc điều hành Công ty Saycheese Event Communication.

Các đề án dự thi gồm:

1/ Quán Hương Sen Đồng Tháp của thí sinh Lê Minh Thanh

2/ Cửa hàng dưa xoài non Cao Lãnh của thí sinh Đặng Ngọc Tiến

3/ Cà phê túi lọc Cofi của thí sinh Đinh Thị Hồng Thanh

4/ Cơ sở sản xuất rượu mận Quang Minh của thí sinh Nguyễn Thị Huỳnh Như

5/ Công ty TNHH MTV Tinh dầu tràm Đồng Hương của thí sinh Phạm Thị Ngọc Duyên

6/ Son gấc handmade Di Mô của thí sinh Vinh Nữ Diệu Mơ

7/ Cửa hàng sản phẩm lục bình khô của thí sinh Ngô Trần Dạ Thảo

8/ Dự án giày vẽ Yum của thí sinh Nguyễn Thị Minh Trâm.

Thí sinh Lê Minh Thanh trình bày đề án Quán Hương Sen Đồng Tháp rất chi tiết, đầy đủ và được đánh giá rằng đề án này có yếu tố mới
Thí sinh Đặng Ngọc Tiến với đề án Cửa hàng dưa xoài non Cao Lãnh được giám khảo Nguyễn Văn Ngoan tư vấn nhiều về cách đặt tên thương hiệu và dạng hóa sản phẩm
Thí sinh Đinh Thị Hồng Thanh với dự án Cà phê túi lọc Cofi tạo ấn tượng đặc biệt bởi sự nhiệt huyết và niềm đam mê
Thí sinh Nguyễn Thị Huỳnh Như được đánh giá cao vì đề án Cơ sở sản xuất rượu mận Quang Minh xuất phát từ ý tưởng ra mắt sản phẩm mới để tận dụng tài nguyên có sẵn ở quê hương và góp phần thúc đẩy kinh tế nơi đây phát triển hơn
Giám khảo Phạm Thị Nguyên Thanh cho rằng đề án sản xuất tinh dầu tràm của thí sinh Phạm Thị Ngọc Duyên có điểm mạnh là thân thiện với môi trường vì tái sử dụng được nguồn nguyên liệu đã qua xử lý
Thí sinh Vinh Nữ Diệu Mơ với đề án Son gấc handmade Di Mô được đánh giá cao về mức độ chi tiết cũng như tính khả thi khi thí sinh mang đến cuộc thi cả sản phẩm mẫu
Logo thương hiệu lục bình khô của thí sinh Ngô Trần Dạ Thảo gây ấn tượng bởi sự bắt mắt. Dạ Thảo cũng được các giám khảo góp ý để hoàn thiện bài toán tài chính, tránh lãng phí trong khâu vận chuyển
Phần trình bày đề án kinh doanh và trả lời câu hỏi của thí sinh Nguyễn Thị Minh Trâm được Ban giám khảo đánh giá cao
Từ trái qua: Giám khảo Trần Khánh Tùng, giám khảo Đinh Hà Duy Trinh và giám khảo Nguyễn Văn Ngoan cùng các thí sinh tham gia buổi thi sáng 18/9
Từ trái qua: Giám khảo Trần Hải Linh, giám khảo Phạm Thị Nguyên Thanh và giám khảo Phan Bảo Giang cùng các thí sinh tham gia buổi thi chiều 18/9

Hầu hết phần trình bày của các thí sinh trong ngày thi 18/9 đều được các giám nhận định có sự đầu tư kỹ lưỡng, thể hiện sự tâm huyết với dự án và một quá trình lao động nghiêm túc. Các giám khảo cũng nhắn nhủ với các thí sinh rằng, tính khả thi luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một dự án kinh doanh, và hành trình đi từ nhiệt huyết đến thực tiễn luôn có nhiều khó khăn nên thí sinh cần phải tăng cường nghiên cứu, khảo sát hơn nữa từ thực tế và giữ vững niềm đam mê thì mới có thể thành công.

>Ngày thi đầu tiên: "Điểm cộng" cho sáng tạo và đam mê

>51 thí sinh vào chung khảo

>Lịch thi Vòng chung khảo

>Khởi nghiệp làm ngay, chung tay hội nhập

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tính khả thi - yếu tố sống còn của đề án kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO