Nợ xấu lây lan

23/11/2011 07:07

Lãnh đạo một chi nhánh ngân hàng cho biết nợ xấu tín dụng của ngân hàng đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Trước đây nợ xấu chủ yếu tập trung trong các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng truyền thống (là cá nhân hoặc doanh nghiệp) nhưng nay đã lây lan sang thị trường liên ngân hàng (giữa các ngân hàng với nhau).

Nợ xấu lây lan

Lãnh đạo một chi nhánh ngân hàng cho biết nợ xấu tín dụng của ngân hàng đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng. Trước đây nợ xấu chủ yếu tập trung trong các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng truyền thống (là cá nhân hoặc doanh nghiệp) nhưng nay đã lây lan sang thị trường liên ngân hàng (giữa các ngân hàng với nhau).

>> Nợ xấu bao vây ngân hàng
>> Nợ xấu: Vấn đề lớn của Ngân hàng Việt Nam
>> Chuyện lỗ, nợ xấu và chiếm dụng vốn
>> Lo ngại về nợ xấu tại Việt Nam
>> Làm sao đẩy lùi nợ xấu?
>> Ngân hàng 'bơm' vốn vào BĐS và nguy cơ nợ xấu

Ôm bất động sản để bán cho ai ?

Khách hàng giao dịch tại một ngân hàng ở TPHCM

Khách hàng truyền thống khi vay tiền thường thế chấp bất động sản (thông qua công chứng). Khi khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, để tránh thiệt hại, ngân hàng có thể thỏa thuận với khách nhận lấy bất động sản để cấn trừ nợ hoặc làm thủ tục phát mãi tài sản.

 Do thủ tục phát mãi bất động sản rất nhiêu khê, có thể kéo dài nhiều năm nên những ngân hàng có điều kiện thường thích ôm nhà đất để cấn trừ nợ. Công ty con chuyên quản lý và khai thác nợ của ngân hàng sẽ tiếp nhận tài sản này để đưa vào kinh doanh hoặc bán. 

Trong tình hình thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu lây lan, nếu ngân hàng ôm nhiều nhà đất để cấn trừ nợ thì biết bán cho ai để thu hồi vốn? Nếu phát mãi thì sẽ khó hơn. Như vậy nguồn vốn tín dụng bị “chôn chết” trong nhà đất ngày càng nhiều lên.

Chỉ cần 15 ngân hàng là vừa

Cả nước hiện có 5 ngân hàng thương mại của Nhà nước; 37 ngân hàng thương mại cổ phần (trong đó có 13 ngân hàng chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị); 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh; 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.

Tổng cộng có 123 ngân hàng và tổ chức tài chính, với hàng trăm ngàn nhân viên quản lý và vận hành số vốn huy động khoảng 2,6 triệu tỉ đồng (tức bằng 120 tỉ USD), chỉ tương đương 5% tổng tài sản của Mitsubishi Financial Group (Nhật Bản) hay bằng 6,3% tổng tài sản của Tập đoàn CitiGroup (Mỹ). Do thị trường vốn nhỏ nhưng ngân hàng nhiều dẫn đến tranh giành vốn, gây rối loạn thị trường tiền tệ. Theo một số chuyên gia, việc tái cấu trúc, sắp xếp lại ngành ngân hàng là yêu cầu bức thiết. Cả nước chỉ cần 15 ngân hàng là vừa.

Tổng dư nợ tín dụng cả nước hiện đạt khoảng 2,4 triệu tỉ đồng, nợ xấu chiếm 3,2% (tương đương 76.000 tỉ đồng). Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong số nợ xấu này, nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) chiếm 50%, tức khoảng 38.000 tỉ đồng.

Nợ bị chôn nhiều, vốn huy động mới ngày càng khó, thanh khoản ở những ngân hàng nhỏ ngày càng căng thẳng.

Ngân hàng cũng thành con nợ

Để có vốn xoay xở hằng ngày, nhiều ngân hàng phải thúc quân điện thoại đến từng người quen kêu gọi gửi tiền tiết kiệm. Nhiều đơn vị khoán số vốn huy động cho nhân viên, nếu không đạt thì phải nghỉ việc.

Đồng thời họ tăng cường vay vốn nóng trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất trên thị trường này có lúc lên 40%/năm, tiềm ẩn rủi ro cao.

Một số ngân hàng nhỏ sau khi vay tiền của ngân hàng lớn thì mất khả năng thanh toán và trở thành con nợ “chây ì”. Các chủ nợ cho vay chủ yếu dùng tín chấp nên gặp nhiều khó khăn trong thu hồi vốn. Khi không đòi được tiền, họ không biết hạch toán khoản nợ xấu này vào đâu, bởi nó chưa có tiền lệ và chưa có hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, nguy cơ nợ xấu, nợ dưới chuẩn ngày càng lan rộng, tiềm ẩn rủi ro cho hệ thống tín dụng cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nợ xấu lây lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO