ĐH Phan Thiết: Cơ hội của một vùng đất nghèo

KIM NGỌC| 08/03/2012 06:07

ĐH Phan Thiết (UPT) được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2009, là trường ĐH đầu tiên và duy nhất tại tỉnh Bình Thuận. Trong bước đi khởi đầu, UPT phải đối mặt với bài toán quá khó: Đầu vào thấp + học phí thấp + chi phí giảng dạy cao (nhưng phải làm sao cho) = chất lượng đào tạo cao.

ĐH Phan Thiết: Cơ hội của một vùng đất nghèo

ĐH Phan Thiết (UPT) được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2009, là trường ĐH đầu tiên và duy nhất tại tỉnh Bình Thuận. Trong bước đi khởi đầu, UPT phải đối mặt với bài toán quá khó: Đầu vào thấp + học phí thấp + chi phí giảng dạy cao (nhưng phải làm sao cho) = chất lượng đào tạo cao.

Trong khuôn viên trường - Ảnh: Kim Ngọc

Năm học 2011- 2012, ĐH Phan Thiết có 906 tân sinh viên, nâng tổng số sinh viên của trường lên 2.219 sau 3 kỳ tuyển sinh. So với con số 850 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu trong năm học này, Trường đã vượt 6,58%.

ĐH Phan Thiết (UPT) được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2009, là trường ĐH đầu tiên và duy nhất tại tỉnh Bình Thuận. Trong bước đi khởi đầu, UPT phải đối mặt với bài toán quá khó: Đầu vào thấp + học phí thấp + chi phí giảng dạy cao (nhưng phải làm sao cho) = chất lượng đào tạo cao.

Bình Thuận là một địa phương có phần lớn các huyện là vùng nông thôn nghèo, miền núi và dân tộc, nên chất lượng giáo dục phổ thông còn ở mức thấp, mức dân sinh cũng không thể so sánh với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

Tỉnh lại chưa hề có một trường ĐH nào, nên toàn bộ giảng viên của UPT - đều là các tiến sĩ, thạc sĩ - hiện đang công tác tại các trường ĐH ở TP.HCM.

Họ phải mất hơn 6 tiếng đồng hồ, vượt qua chặng đường 200km mới đến được nơi làm việc. Yếu tố cự ly khắc nghiệt ấy đã làm cho tiền thù lao giảng viên cao hơn mọi nơi trên cả nước, chưa kể chi phí đi lại, ăn ở. Trong điều kiện khó khăn chồng khó khăn đó, trường làm sao giải bài toán chất lượng?

Ký túc xá sinh viên - Ảnh: Kim Ngọc

Ban lãnh đạo nhà trường đã tự đặt ra cho mình một phương trình: C (cơ sở vật chất) + P (phương pháp) + C (chăm sóc sinh viên) = C (chất lượng đào tạo). Và họ đã và đang nỗ lực để giải phương trình duy nhất ấy.

Về cơ sở vật chất, UPT là một môi trường học tập đặc biệt, có thể nói là duy nhất hiện có tại Việt Nam - “trường đại học resort” như cách nói của ông Đỗ Quốc Anh - Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.

Phòng học thoáng đãng, bàn ghế chuẩn, máy chiếu độ phân giải cao, máy tính thế hệ mới, thư viện sách và điện tử. Nhưng với ban lãnh đạo nhà trường, như thế vẫn chưa bao hàm hết ý nghĩa của từ “cơ sở vật chất”.

Khuôn viên nhà trường (rộng 35.000m2) có thể xem là một không gian nghệ thuật: phòng học, phòng làm việc nằm lẫn giữa những bồn hoa, tiểu cảnh; cây xanh rợp bóng che lối đi...

Từ phòng học, phòng đọc sách, khu thể thao cho đến phòng ở của sinh viên, chỗ nào cũng có hoa, chỗ nào cũng xanh mát. Đó là một chất xúc tác tuyệt vời cho sinh viên sau những giờ học căng thẳng.

Về phương pháp giảng dạy, với mục tiêu đào tạo đội ngũ trí thức phục vụ địa phương, chương trình học của UPT được xây dựng sát với thực tế - học những gì mà khi ra trường, sinh viên có thể làm được việc ngay.

Ảnh: Kim Ngọc

Nói về tính hiệu quả của chương trình, Hiệu trưởng nhà trường - PSG-TS Nguyễn Văn Lịch cho biết, mặc dù hết năm 2012, Trường mới có khóa cao đẳng tốt nghiệp đầu tiên, nhưng sau khi đến thăm và giao lưu với sinh viên của Trường, một doanh nghiệp của Anh đã cam kết tuyển chọn 20 sinh viên ngành tiếng Anh và quản trị kinh doanh sang thực tập tại Anh 1 năm với mức lương 2.000 USD/tháng; Công ty phân bón Khang Nông đã đến trường phỏng vấn và nhận 10 sinh viên đến thực tập (có lương) tại công ty; Viettel cũng nhận đào tạo 10 sinh viên ngành CNTT để vào làm việc tại doanh nghiệp mình...

Chương trình và chất lượng đào tạo của UPT đã được ĐH KDU University College - một trường ĐH lớn của Malaysia công nhận, vì vậy sinh viên UPT học hết năm 3 sẽ đương nhiên được nhập học tại KDU và sẽ nhận văn bằng tốt nghiệp của KDU.

Bất cứ ai đến thăm UPT cũng có thể nhận ra ngay một điều khác biệt khó (hay gần như không) gặp ở một trường ĐH nào khác: Tất cả sinh viên, khi gặp khách lạ đều vòng tay, cúi đầu chào: “Thưa cô”, “Thưa thầy”.

Chỉ điều này thôi cũng có thể đánh giá công tác chăm sóc sinh viên của nhà trường được thực hiện chu đáo tới mức nào. Trường mới tuyển sinh được 3 khóa, mức thu thấp, chi phí cao, hiệu quả kinh doanh là điều chưa thể nói đến.

Phòng học - Ảnh: Kim Ngọc

Dù vậy, trong 2 năm học đầu tiên, nhà đầu tư UPT đã dành 350 triệu đồng, cùng với 497 triệu đồng huy động từ các doanh nghiệp, cá nhân ngoài trường, làm quỹ học bổng dành cho các sinh viên nghèo, sinh viên vượt khó ham học.

Nhờ vậy, trong 2 năm, đã có 847/2.219 sinh viên của trường được nhận học bổng (1 triệu đồng/suất).

Trường hiện có 4 phòng ban chức năng, 5 khoa chuyên môn, 2 trung tâm đào tạo với tổng cộng 132 cán bộ, giảng viên cơ hữu và nhân viên.

Hiện nhà trường đang triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở 2 trên khu đất gần 60.000m2 do UBND tỉnh Bình Thuận giao (tại đường 706B, phường Phú Hài, TX Phan Thiết; phía sau của cơ sở 2 đối diện với cơ sở 1).

Phát biểu tại Lễ tổng kết năm học 2010-2011 và khai giảng năm học 2011-2012 của ĐH Phan Thiết, ông Đỗ Quốc Anh - Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM ngỏ lời “cảm ơn nhà đầu tư, lãnh đạo và đội ngũ giảng viên của ĐH Phan Thiết đã thành lập một ngôi trường đại học để tạo điều kiện cho hàng nghìn sinh viên vùng đất nghèo có cơ hội học tập bình đẳng với các vùng kinh tế phát triển. Đây là một việc làm mang tính nhân văn góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng cũng như cho cả nước”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
ĐH Phan Thiết: Cơ hội của một vùng đất nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO