AEC: DN xuất khẩu cần kênh phân phối riêng

11/01/2016 06:35

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nội khối ASEAN của Việt Nam nếu muốn trụ lại thị trường này thì nhất thiết phải tìm ra cho được chiến lược bài bản về kênh phân phối.

AEC: DN xuất khẩu cần kênh phân phối riêng

ASEAN hiện là đối tác cung cấp hàng hóa lớn thứ 2 vào thị trường Việt Nam, đồng thời là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Mỹ và EU. Nhưng điều đáng nói là từ 2014 đến nay, xuất siêu có xu hướng giảm, còn nhập siêu lại tăng mạnh.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu trong nội khối ASEAN của Việt Nam nếu muốn trụ lại thị trường này thì nhất thiết phải tìm ra cho được chiến lược bài bản về kênh phân phối.

Thành lập kênh phân phối riêng?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy tính từ đầu năm đến hết tháng 9 năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thị trường các nước thành viên ASEAN đạt 30,63 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước và được ghi nhận là tốc độ tăng thấp nhất từ trước tới nay.

Tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu, thì cán cân thương mại hàng hóa (xuất khẩu- nhập khẩu) giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên ASEAN ở trạng thái thâm hụt đến 3,35 tỷ USD.

Trong 9 thị trường của khối ASEAN thì có 5 thị trường Việt Nam xuất siêu gồm Campuchia, Philippines, Indonesia, Myanmar và Brunei với tổng mức xuất siêu đạt 3,11 tỷ USD, nhưng không bù đắp được mức thâm hụt ở 4 thị trường Singapore, Thái Lan, Lào và Malaysia lên đến 6,46 tỷ USD.

Trên thực tế, có rất nhiều các DN xuất khẩu thương mại Việt Nam đã và đang dành được chỗ đứng nhất định tại các nước trong nội khối ASEAN ở các ngành như: dầu thô, sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, gạo, hàng dệt may và hàng thủy sản.

Thế nhưng, trong thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu của các DN trong những ngành hàng này có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm lại. Điều đó bắt buộc DN phải tìm ra được hướng đi chiến lược cho mình để đánh thắng tại thị trường nội khối ASEAN.

Để tăng tỉ lệ xuất siêu, một số DN đã manh nha ý tưởng thành lập kênh phân phối riêng nhằm phổ cập hàng hóa đến thị trường nước bạn.

Tuy nhiên, đó có phải là đối sách hoàn hảo cho một DN vừa và nhỏ (SME) hay không thì vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Cùng thảo luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công với chủ đề: “Cạnh tranh thời hội nhập – Chiến lược kênh phân phối” đã đặt ra vấn đề này để cùng các doanh nhân và chuyên gia mổ xẻ và tìm ra giải pháp.

Giải pháp từ việc xác định lợi thế

Câu chuyện của một DN xuất khẩu thương mại đã có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường và hiện chủ yếu đang xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á.

Các mặt hàng của công ty chủ yếu được phân phối và bán qua các siêu thị tại các nước trong khu vực này. Thời gian qua doanh thu của công ty tại khu vực ngày càng tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên, gần đây DN đang gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ giảm doanh số khi đưa hàng vào các kênh siêu thị tại các nước này. Nguyên nhân là do các kênh siêu thị trên đang tìm cách tạo áp lực nhằm hạn chế các mặt hàng của công ty để ưu tiên các mặt hàng trong nước của họ.

Theo ông Thái Quốc Minh -Chủ tịch HGGQT kiêm TGĐ Cty TNHH Đầu tư Tư nhân VINA – VP Capital: “CEO không thể đưa ra quyết định đầu tư dựa trên ý tưởng cạnh tranh mà đầu tư dựa trên cơ hội và lợi nhuận có thể mang lại cho các cổ đông. Vì DN của CEO là doanh nghiệp SME nên hình thức cạnh tranh của DN, theo tôi là nên liên kết với đối tác, bạn bè, từ nhà sản xuất đến nhà nhập khẩu. Và tính cạnh tranh tốt nhất không phải đối đầu triệt hạ nhau mà là sự hợp tác để tăng tính cạnh tranh, phổ cập hàng hóa”.

Làm rõ hơn vấn đề, chuyên gia Võ Tấn Long - Giám đốc Khối CNTT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank tư vấn cho CEO: “Nếu đầu tư vào một kênh phân phối khác thì tôi e rằng nó phá vỡ thế cân bằng về giá, trong ngữ cảnh chúng ta là doanh nghiệp SME, đây là trận đánh quá sức với chúng ta. Trong ngắn hạn, chúng ta có thể tìm các đối tác khác, giúp chúng ta giải quyết những khó khăn nhất thời. Về dài hạn, nếu như chúng ta muốn lấn sân sang lĩnh vực phân phối, bán lẻ thì chúng ta phải chuẩn bị cho bản thân và thị trường đang định tiến tới, ở nước ngoài, phải tự hỏi chúng ta có lợi thế gì, không có lợi thế gì, những xu hướng của nước ngoài là gì rồi hãy quyết định đánh hay không đánh.”

>DN xuất khẩu: Không phòng vệ, khó cạnh tranh

>Tăng biên độ tỷ giá 2%: DN xuất khẩu được lợi ngay lập tức

>Điều chỉnh tỷ giá: DN xuất khẩu hưởng lợi

>DN xuất khẩu cà phê: Khó khăn bủa vây!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
AEC: DN xuất khẩu cần kênh phân phối riêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO