Trung Quốc: Tận dụng khủng hoảng mua lại công ty nước ngoài

06/06/2009 09:22

Khủng hoảng kinh tế đang tạo ra cơ hội cho TQ thực hiện chiến lược mua lại những công ty nước ngoài. Nhiều công ty đại lục được sự hậu thuẫn của chính phủ qua vay ưu đãi đã liên tiếp thực hiện các vụ mua bán, sáp nhập lớn trong lĩnh vực nguyên nhiên liệu.

Trung Quốc: Tận dụng khủng hoảng mua lại công ty nước ngoài

Trung Quốc: Tận dụng khủng hoảng mua lại công ty nước ngoài

Khủng hoảng kinh tế đang tạo ra cơ hội cho TQ thực hiện chiến lược mua lại những công ty nước ngoài. Nhiều công ty đại lục được sự hậu thuẫn của chính phủ qua vay ưu đãi đã liên tiếp thực hiện các vụ mua bán, sáp nhập lớn trong lĩnh vực nguyên nhiên liệu.

Mới đây, Ngân hàng Phát triển TQ cấp vốn 19,5 tỷ USD cho Công ty Aluminum mua lại 18% cổ phần của công ty khai mỏ Rio Tinto (Úc). Trước đó, Chính phủ TQ cũng đã tung ra 39 tỷ USD giúp các công ty trong nước mua lại cổ phần từ các công ty khai thác dầu khí của Nga, Brazil và Venezuela. Trong một diễn biến khác, tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẩn khoản đề nghị TQ tiếp tục mua trái phiếu Chính phủ Mỹ để giúp vực dậy kinh tế Mỹ. Hiện nay, TQ là nước hàng đầu nắm giữ trái phiếu Mỹ với 696,2 tỷ USD trị giá chứng khoán trong tháng 12, theo sát là Nhật: 578,3 tỷ USD.

ASEAN+3: Nâng quỹ đối phó khủng hoảng lên 12 tỷ USD

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) khai mạc tại Phuket, Thái Lan từ ngày 22/2. Hội nghị này cho biết sẽ nâng quỹ đối phó với khủng hoảng lên 120 tỷ USD từ con số 80 tỷ USD đề xuất năm 2008. Trong đó, Nhật, Trung Quốc và Nam Hàn sẽ đóng góp tới 80% cho quỹ này.

Mục đích của quỹ dự trữ ngoại hối chung này là giúp các ngân hàng trung ương trong khu vực có đủ tiềm lực để bảo vệ đồng nội tệ trước những đòn tấn công từ bên ngoài như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây 10 năm. Ngoài việc thống nhất thành lập một quỹ dự trữ đa phương, nhiều nước châu Á đang tiến hành mở rộng các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương. Mới đây, Nhật Bản và Indonesia đã tăng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ giữa hai nước lên 12 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD. Trung Quốc và Malaysia cũng đã nhất trí thành lập một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11,7 tỷ USD có thời hạn 3 năm.

Nhật Bản: Vụ phá sản lớn nhất trong 7 năm qua

Ngân hàng SFCG chuyên cấp vốn vay cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Số nợ của SFCG ở thời điểm phá sản là 338 tỷ Yên, tương đương 3,6 tỷ USD. Với số nợ này, SFCG ghi dấu vụ phá sản lớn nhất ở Nhật trong 7 năm qua. SFCG vay nợ rất nhiều từ các ngân hàng nước ngoài.

Trong số các chủ nợ lớn hiện nay của SFCG có cả ngân hàng Citigroup của Mỹ với số nợ 31 tỷ Yên. Dự báo, sự đổ vỡ của SFCG có thể khởi đầu cho một làn sóng đổ vỡ nữa trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Thời gian qua, số vụ phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật tăng mạnh, trong khi giá nhà đất sụt giảm. Năm 2008, có tới 33 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật lâm vào cảnh phá sản trong thời điểm chính phủ nước này thắt chặt tín dụng.

Mỹ: Chính sách cấm vận Cuba đã thất bại

Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cách ly Cuba với thế giới bên ngoài từ năm 1962. Tuy nhiên, nhà làm luật hàng đầu của đảng Dân chủ Mỹ Richard Lugar trong bản báo cáo mới đây về chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba đã nhấn mạnh “chính sách này đã thất bại” khi đối chiếu vào các mục tiêu ban đầu. Nhà làm luật này thúc giục chính phủ Mỹ tiếp tục cởi bỏ chính sách cấm vận Cuba sau gần nửa thế kỷ. Trước khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã cho phép Cuba mua thực phẩm từ Mỹ.

Từ thành công của chính sách này, hiện nay các nhà làm luật Mỹ đang thúc giục chính phủ bãi bỏ hạn chế về du lịch, gửi tiền, cũng như nối lại các hợp tác song phương về dược phẩm và lao động. Cho đến nay, Tổng thống Obama cho biết chỉ chấm dứt một số lệnh cấm vận về di chuyển, giảm các hạn chế gửi tiền cho thân nhân tại Cuba. Trong khi đó, các nhà làm luật Mỹ đầu tuần này giới thiệu một dự luật cho phép công dân Mỹ du lịch Cuba. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc: Tận dụng khủng hoảng mua lại công ty nước ngoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO