Quan hệ song phương "chua chát" làm tổn hại kinh tế du lịch của Nhật Bản

Nguyễn Văn Toàn| 10/09/2019 02:27

Thặng dư chi tiêu của du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã giảm trong tháng 7/2019 so với năm trước. Nguyên nhân một phần là do du khách đến từ Hàn Quốc sụt giảm. Đây là một dấu hiệu cho thấy những tranh cãi ngoại giao đang gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Quan hệ song phương

Theo dữ liệu tài khoản hiện tại do Bộ Tài chính công bố ngày 9/9/2019, thặng dư tài khoản du lịch - hay số tiền chi tiêu tại Nhật Bản của du khách nước ngoài trừ đi khoản chi tiêu của người Nhật đi du lịch nước ngoài - đã giảm 0,9% trong tháng 7/2019 so với năm ngoái xuống còn 229,3 tỷ yên.

Link bài viết

Vào tháng 7/2019, số lượng du khách Hàn Quốc đã giảm 7,6% so với một năm trước đó và là mức thấp nhất trong gần một năm qua, theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản.

Sự sụt giảm này chắc chắn là một nhân tố trong tài khoản dịch vụ du lịch, một quan chức của Bộ cho biết. Dữ liệu cho thấy sự sụt giảm thặng dư tài khoản du lịch đã khiến thâm hụt tài khoản dịch vụ của Nhật Bản tăng 32%. Do đó, thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản đã giảm 1,4% trong năm tính đến tháng 7/2019 xuống còn 1,9999 nghìn tỷ yên. Con số này khá phù hợp với dự báo trung bình của các nhà kinh tế đối với mức thặng dư khoảng 2,0832 nghìn tỷ yên.

Sự sụt giảm của khách du lịch Hàn Quốc là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch của Thủ tướng Shinzo Abe, đó là biến du lịch nội địa trở thành một trụ cột của tăng trưởng kinh tế khi kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi nhu cầu toàn cầu và chiến tranh thương mại Trung Quốc.

Kể từ khi ông Abe nhậm chức vào cuối năm 2012, du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã tăng gấp ba lần. Con số đạt 30 triệu người trong năm 2018, khi tỷ giá đồng yên thay đổi để hỗ trợ du khách và Nhật Bản giảm bớt các yêu cầu về thị thực.

Chính phủ của ông Abe đặt mục tiêu tăng số lượng khách nước ngoài lên 40 triệu vào năm 2020 và 60 triệu vào năm 2030. Người Hàn Quốc chiếm số lượng khách lớn thứ hai đến Nhật Bản vào khoảng 7,1 triệu vào năm 2017, sau Trung Quốc là 7,4 triệu, theo dữ liệu của Chính phủ.

Trong số dư của dữ liệu thanh toán kể từ năm 1996, tài khoản du lịch được tính trong tài khoản dịch vụ, bao gồm các giao dịch cho du lịch và logistics cho du lịch với các quốc gia khác.

Thặng dư tài khoản du lịch tăng 3% lên mức kỷ lục 1,3 nghìn tỷ trong tháng 1 đến tháng 6/2019 so với cùng kỳ năm trước, giúp số dư tài khoản dịch vụ lần đầu tiên chuyển sang thặng dư.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản thu nhập chủ yếu từ đầu tư trực tiếp và dịch vụ nước ngoài, bao gồm cả tiền của khách du lịch nước ngoài, trong khi cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt do ma sát thương mại và nhu cầu toàn cầu yếu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quan hệ song phương "chua chát" làm tổn hại kinh tế du lịch của Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO