Gặp nạn tại thị trường mới nổi

HÀ CÚC| 12/03/2014 04:26

Các tập đoàn đa quốc gia đã dốc tiền đầu tư cho các thị trường mới nổi trong suốt 20 năm qua. Bây giờ là lúc họ phải tính toán lại.

Gặp nạn tại thị trường mới nổi

Các tập đoàn đa quốc gia đã dốc tiền đầu tư cho các thị trường mới nổi trong suốt 20 năm qua. Bây giờ là lúc họ phải tính toán lại.

Đọc E-paper

Vodafone là một trong vô số các công ty phương Tây đã đặt cược vào các nước đang phát triển. Hơn một thập kỷ qua, Vodafone đã đầu tư hơn 25 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Tuy nhiên, theo tỷ giá thị trường, doanh số bán hàng của Vodafone ở các nước mới nổi giảm, chiếm chưa đầy 1% lợi nhuận.

> Thị trường mới nổi đi đầu quá trình phục hồi kinh tế

> Để thị trường mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương bứt phá

> Năm 2050: Thị trường mới nổi sẽ lên ngôi

> 10 thị trường mới nổi thu hút nhiều nhà đầu tư nhất

> 8 con đường trở thành thương hiệu toàn cầu từ các thị trường mới nổi

Tình hình của Vodafone phản ánh tình trạng "khấu hao tiền tệ” vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ra tín hiệu sẽ giảm dần mua trái phiếu. Trường hợp của Vondafone khiến các công ty đa quốc gia phải nhìn nhận lại chiến lược tại các thị trường này. Dẫn các nhà phân tích, The Economist cảnh báo "cơn sốt thị trường mới nổi có thể sẽ giống như một phiên bản khổng lồ của sự bùng nổ internet đầu tiên cách đây 15 năm".

Dẫn các phân tích kinh tế, The Economist chia các công ty có lợi nhuận giảm chia thành ba nhóm. Nhóm các công ty tiêu dùng bao gồm Coca-Cola, Nestle, Unilever và Procter & Gamble... đối mặt với sự suy yếu về nhu cầu và bất ổn tỷ giá nhưng vẫn lạc quan về dài hạn. Các công ty trong nhóm thứ hai phải đối mặt với suy giảm rõ nét hơn. Đó là công ty trong ngành công nghiệp mang tính chu kỳ và thâm dụng vốn. Lợi nhuận của hãng xe Fiat Chrysler tại Mỹ Latin giảm một nửa vào năm 2013.

Volkswagen và Renault mới gia nhập hàng ngũ các nhà sản xuất ôtô phương Tây có doanh số bán hàng sụt giảm tại thị trường mới nổi. Thứ ba là các doanh nghiệp đối mặt với sự thay đổi chính sách thị trường. Chẳng hạn, chính sách hạn chế tặng quà quan chức tại Trung Quốc đã làm tổn thương các nhà sản xuất hàng xa xỉ. Trong khi đó, các hãng bia rượu tại Nga đang khốn đốn khi nước này mạnh tay xử lý tình trạng nghiện rượu.

Tất cả điều này có thể được coi là bất ổn ngắn hạn nhưng có thể có một tác động sâu sắc tới chiến lược kinh doanh của công ty đa quốc gia. Các công ty phương Tây đã đầu tư vào các nước mới nổi ít nhất 3 ngàn tỷ USD từ năm 1998. Đây là một khoản tiền khổng lồ, tương đương với 11% GDP kết hợp các thị trường mới nổi trong năm 2013. Nhiều công ty làm ăn tốt nhưng cũng không ít công ty chết chìm với khoản đầu tư của mình.

Trong năm 2010, hãng dược Abbott Laboratories (Mỹ) trả 4 tỷ USD mua lại công ty dược Ấn Độ Piramal với dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng ở mức 20% trong vòng một thập niên. Mặc dù vậy, hai năm sau, doanh số bán hàng của hãng trì trệ theo đà trượt giá của đồng USD. Hãng dược Nhật Bản Daiichi Sankyo đã tung ra tới 4,2 tỷ USD mua lại quyền kiểm soát Công ty Dược Ranbaxy của Ấn Độ vào năm 2008.

Tuy nhiên, Daiichi Sankyo đã "gặp hạn" khi dược phẩm của Ranbaxy bị Mỹ cấm nhập do không đạt tiêu chuẩn an toàn. Lợi nhuận của Procter & Gamble bên ngoài nước Mỹ bằng một nửa so với thị trường nội địa...

Nhiều tập đoàn muốn rút chân khỏi các thị trường mới nổi. Sau khi được giải cứu, một số công ty như ING và Royal Bank of Scotland đã rút lui khỏi phần lớn các nước đang phát triển. Bank of America đã bán phần liên doanh với Trung Quốc, trong khi đó, HSBC thoát dần khỏi 23 thị trường các nước đang phát triển. Năm công ty khai mỏ lớn nhất thế giới cắt giảm đầu tư từ năm 2012 sau khi nhu cầu tại khu vực này giảm sút.

Các siêu thị cũng rục rịch rút lui sau khi đã tung hơn 50 tỷ USD vào các nước mới nổi trong hai thập niên qua trước sức ép ngày càng tăng của các đối thủ bản địa. Walmart đang cắt giảm số lượng cửa hàng có trong thị trường mới nổi, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tesco dường như đã từ bỏ giấc mơ kiểm soát các doanh nghiệp lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Tình trạng tương tự với cả hai thương hiệu bán lẻ khổng lồ là Casino và Carrefour.

Trong vài năm tới, nhiều công ty có thể theo chân các siêu thị và rút lui khỏi thị trường các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hầu hết sẽ phải thích ứng với tình hình mới và cắt giảm đầu tư. Tất cả điều này sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tăng. Chẳng hạn, hãng xe Dongfeng đã chi ra 1,1 tỷ USD để nắm 14% cổ phần của hãng xe Pháp Peugeot. Có tin đồn rằng General Motors có thể bán nhà máy tại Ấn Độ do làm ăn thua lỗ cho đối tác Trung Quốc SAIC.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gặp nạn tại thị trường mới nổi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO