Đòn trừng phạt nhìn từ hai phía

VIẾT ĐỈNH tổng hợp/DNSGCT| 29/03/2014 06:48

Diễn biến leo thang trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraina đã xảy ra khi Nga ban lệnh cấm visa đối với chín người Mỹ là các nhà làm luật và quan chức của Hoa Kỳ.

Đòn trừng phạt nhìn từ hai phía

Diễn biến leo thang trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraina xảy ra vào ngày 20/3 khi Nga ban lệnh cấm visa đối với chín người Mỹ là các nhà làm luật và quan chức của Hoa Kỳ.

Đọc E-paper

Danh sách bao gồm Chủ tịch Hạ viện John Boehner, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Harry Reid, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ đối ngoại thuộc Thượng viện Robert Menendez, ba thượng nghị sĩ John McCain, Mary Landrieu và Dan Coats cùng ba nhân viên Nhà Trắng Dan Pfeiffer, Ben Rhodes và Caroline Atkinson.

Động thái trên được đưa ra chỉ vài phút sau khi Tổng thống Barack Obama ký lệnh trừng phạt bổ sung đối vớiMoscowđể phản ứng trước việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình.

> Khủng hoảng Crimea: Tài phiệt Nga ồ ạt rút tiền khỏi Mỹ

> Crimea sẽ thành Las Vegas của Nga?

> Nga sẽ trả giá đắt cho hành động quân sự tại Ukraine?

> Ông Putin đã nói những gì về tình hình Ukraine?

> Khủng hoảng tại Ukraine: Trật tự thế giới mới

Lệnh trừng phạt này nhằm vào Ngân hàng Rossiya và 20 cá nhân có liên quan tới việcCrimeagia nhập Nga. Trong số đó có tỉ phú Gennady Timchenko – Chủ tịch hãng dầu lửa Gunvor và tỉ phú Vladimir Yakunin – Chủ tịch tập đoàn đường sắt OAO Russian Railways, vốn là những nhân vật thân cận với Tổng thống Putin đồng thời là những kênh tài chính hậu thuẫn tích cực cho giới lãnh đạo Nga.

Trước đó, Mỹ đã cấm visa và đóng băng tài sản đối với một loạt quan chức của Nga và Ukraina vì vai trò trong cuộc khủng hoảng ởCrimea. Còn Liên minh châu Âu (EU), đối tác thương mại lớn nhất của Nga, cũng áp dụng trừng phạt tương tự với 21 quan chức Nga và Ukraina, đồng thời tuyên bố sẽ xem xét trừng phạt nhằm vào các khoản đầu tư và hoạt động kinh doanh của Nga.

Phản ứng trước lệnh trừng phạt nhắm vào cá nhân mình, những người liên quan về cả hai phía đều tỏ ra thản nhiên, khẳng định điều này không có nhiều ý nghĩa, thậm chí có thể bị xem như “một chuyện đùa”.

Chứng khoán Nga lao dốc

Thế nhưng câu chuyện tưởng như “một chuyện đùa” ấy lại làm cho triển vọng tín nhiệm của Nga bị cắt giảm và thị trường chứng khoán nước này giảm điểm mạnh, giới đầu tư đã ồạt bán cổ phiếu Nga và chỉ số Micex của thị trường chứng khoán có thời điểm giảm hơn 3% trong phiên giao dịch sáng ngày 21/3.

Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P và Fitch Ratings đã đồng loạt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia của Nga từ mức ổn định trước đó xuống mức tiêu cực.

Giải thích về hậu quả trên đây, các chuyên gia phân tích cho rằng lệnh trừng phạt của Mỹ không chỉ nhằm vào các cá nhân mà còn nhằm vào Ngân hàng Rossiya của Nga, khiến hai hãng thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ là Visa và Mastercard phải ngừng dịch vụ với ngân hàng này.

Giới quan sát cũng cảnh báo, nếu có thêm các ngân hàng hay công ty của Nga bị Mỹ trừng phạt nữa thì hậu quả đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nga sẽ không hề nhỏ.

Lực lượng quân đội ủng hộ Nga trên đường vào một cơ sỡ không quân của Ukraina ở Crimea.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bốWashingtoncó thể sẽ áp các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực tài chính, năng lượng khai khoáng, luyện kim… vốn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nga. Một động thái như vậy chắc chắn sẽ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế nước này.

Theo đánh giá của S&P, nguy cơ Mỹ và châu Âu áp thêm các lệnh trừng phạt sau khiCrimeagia nhập Nga có thể làm giảm dòng vốn đầu tư, kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn, và làm yếu thêm nền kinh tế vốn dĩ đã đang yếu sẵn của Nga.

Điều đáng lo hơn là Công ty Đầu tư Renaissance Capital – vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga – vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6% và cho rằng GDP quý I của Nga sẽ suy giảm thay vì tăng trưởng.

Thực tế, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraina nổ ra, Nga đã chứng kiến tỷ giá đồng tiền lao dốc, các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán và dự báo tăng trưởng bị cắt giảm.

Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong phiên giao dịch hôm cuối tuần qua tại Moscow, giá cổ phiếu của hãng sản xuất khí đốt tư nhân lớn nhất nước Nga Novatek giảm 11%, mạnh nhất trong các cổ phiếu thuộc chỉ số Micex.

Novatek là tập đoàn do tỉ phú Gennady Timchenko nắm cổ phần, mà ông Timchenko lại là một trong những người Nga vừa bịWashingtonđưa vào diện trừng phạt. Giá cổ phiếu này cũng đã giảm 5% tại thị trườngLondonngay sau khi lệnh trừng phạt được công bố.

Năng lượng – vũ khí lợi hại của Nga

Những thất bại liên tiếp của châu Âu lâu nay về chính sách năng lượng đã khiếnBrusselsrun tay khi hạ bút quyết định trừng phạtMoscow. EU dù bề ngoài tỏ ra đoàn kết và mạnh dạn tuyên bố sẽ trừng phạt nước Nga, nhưng ở hậu trường lại tỏ ra do dự.

Chẳng hạn như Pháp không hề muốn hợp đồng cung cấp tàu chiến Mistral cho Nga bị đình chỉ vì sợ đe dọa trực tiếp đến công ăn việc làm của hàng ngàn nhân viên đóng tàu.

Một nhà máy sản xuất khí đốt của Nga ở Tây Siberia

Bình luận của giới chuyên môn ở châu Âu cho rằng Brussels vừa dọa Moscow nhưng lại vừa run vì Nga có thể dùng khí đốt để bắt chẹt châu Âu. Đức và các nước Đông Âu ý thức được điều đó hơn ai hết.

Các số liệu về mức độ lệ thuộc của Liên hiệp châu Âu vào khí đốt Nga cho thấy Đức mua đến 30 tỉ mét khối, Ý hơn 13 tỉ, Pháp hơn 7 tỉ mét khối còn Rumani thì lệ thuộc đến 100% vào khí đốt của Nga.

Từ năm 2009 tới nay, EU không hề giảm bớt mức độ lệ thuộc vào khí đốt của Nga và 36% khí đốt tiêu thụ hằng năm tại 28 thành viên trong khối vẫn do Nga cung cấp. Sự lệ thuộc đó dẫn tới việc nhập siêu của EU đối với Nga lên tới 92 tỉ euro.

Kể từ khủng hoảng về khí đốt giữa Nga với Ukraina vào mùa đông năm 2009 gây tác động dây chuyền đến các nước Tây Âu, Brussels đã tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp, chẳng hạn như hướng tới khí đốt của Hoa Kỳ và tăng cường khả năng dự trữ của các nước thành viên trong EU.

Cách nay sáu năm, Liên hiệp châu Âu đã đề ra ba mục tiêu: (1) Vào năm 2020 giảm 20% CO2 thải ra so với thời điểm của năm 1990, (2) Đẩy mức sử dụng năng lượng tái tạo lên thành 20% nhu cầu của châu Âu và (3) Tăng thêm 20% hiệu quả năng lượng sử dụng.

Cả ba mục tiêu đó coi như đã bị thời sựở Crimea và Ukraina nhận chìm tại Hội nghị Thượng đỉnh Brusselshôm 21/3.

Theo nhận định của hãng tin tài chính Bloomberg, xuất khẩu dầu lửa và khí đốt sang châu Âu trị giá 160 tỉ USD mỗi năm của Nga có thể sẽ là thứ “vũ khí” lợi hại nhất mà Tổng thống Vladimir Putin sở hữu để hạn chế các đòn trừng phạt từ phương Tây.

Đành rằng việc phương Tây ngưng nhập khẩu dầu thô và khí đốt từ Nga sẽ khiến ngân sách quốc gia củaMoscowhao hụt nhiều, nhưng cái giá mà người tiêu dùng châu Âu phải trả có thể cũng sẽ rất lớn do giá khí đốt tăng cao. Ông Putin biết rõ điều đó và sẽ không thay đổi kế hoạch.

Ông Jeff Sahadeo, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Đại học Carleton -Canada, nhận định: “Trong ngắn hạn, đây là điều khó xảy ra và cho dù có xảy ra thì không rõ có thể thay đổi được hành vi của nước Nga hay không”. Theo ông, nếu phương Tây sử dụng con bài trừng phạt năng lượng, tức là không mua khí đốt từ Nga, câu hỏi đặt ra sẽ là ai “chết” trước.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Crimea, Thủ tướng Đức Angele Merkel, người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã tuyên bố nước Đức sẵn sàng đón nhận ảnh hưởng kinh tế tồi tệ trong trường hợp Nga trả đũa các lệnh trừng phạt của châu Âu.

Nhưng theo các nhà phân tích từ Goldman Sachs, Bank of America và Morgan Stanley thì nhiều khả năng châu Âu sẽ không ủng hộ các lệnh trừng phạt hạn chế dòng dầu lửa và khí đốt từ Nga.

Ông Marc Lanthemann, nhà phân tích thuộc công ty tình báo địa chính trị Stratfor ở Texas (Mỹ), nói rằng việc thôi dùng dầu lửa và khí đốt của Nga sẽ không phải là chuyện mà châu Âu muốn mà khả năng cao nhất sẽ chỉ là áp dụng lệnh trừng phạt tài chính đối với các ngân hàng và giới tài phiệt Nga.

Bên cạnh đó, lệnh trừng phạt năng lượng cũng có thể “phản đòn” nếu nguồn cung bị cắt từ Nga khiến giá năng lượng tăng vọt, kéo theo phản ứng dữ dội từ người tiêu dùng châu Âu.

“Các lệnh trừng phạt có thể sẽ làm tổn thương khách hàng hiện nay của Nga, ít nhất bằng với những gì mà Nga phải chịu đựng”, chuyên gia kinh tế Judith Dwarkin thuộc Công ty ITG Investment Research ởCalgary-Canada, đánh giá.

Đây chính là hai mặt của một vấn đề. Thị trường châu Âu rất quan trọng đối với Nga và ngược lại Nga cũng rất quan trọng đối với thị trường châu Âu.

Trong phiên họp vừa diễn ra, các nhà lãnh đạo châu Âu đã bàn thảo các biện pháp nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu lửa và khí đốt nhập khẩu từ Nga, trong đó có việc soạn thảo một kế hoạch toàn diện về đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.

Các mối quan hệ thương mại đặc biệt giữa Nga với nhiều nước châu Âu, cùng với những khó khăn do cuộc khủng hoảng nợ gây ra cho nền kinh tế khu vực này đang khiến châu Âu rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong vấn đề trừng phạt Nga.

Theo nhận định của giới chuyên gia, cuộc khủng hoảng Ukraina đang làm thay đổi cục diện thế giới, làm nổi rõ sự yếu kém về mặt chính trị của Liên minh châu Âu và sức nặng về mặt địa chính trị của Nga.

Khủng hoảng này cũng đánh dấu sự trở lại của Mỹ trên sân khấu châu Âu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đòn trừng phạt nhìn từ hai phía
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO