10 xu hướng kinh doanh hàng đầu trong năm 2018

NGỌC THÚY| 30/12/2017 06:10

Đây là những hướng đi thể hiện sự táo bạo và sáng tạo mà các công ty hàng đầu trên thế giới đang nhắm tới và được cho rằng chắc chắn sẽ thúc đẩy thành công vào năm 2018.

10 xu hướng kinh doanh hàng đầu trong năm 2018

Danh sách này do tác giả Ian Altman - đồng cố vấn chiến lược kinh doanh công nghệ của Tạp chí Forbes đưa ra, sau quá trình quan sát và trao đổi với nhiều doanh nghiệp, doanh chủ và nhà kinh tế khác nhau.

1. Trí tuệ nhân tạo nâng cao trải nghiệm khách hàng

Christopher Penn - chuyên gia và diễn giả hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị công nghệ của SHIFT Communications cho biết: "Tiến trình học máy (machine learning) có ba cấp độ: AI - các kỹ thuật cho phép máy tính bắt chước hành vi của con người; học máy - lấy một vài ý tưởng cốt lõi của trí tuệ nhân tạo và tập trung giải quyết các vấn đề thực để tự cải thiện bằng kinh nghiệm; và học sâu - đi sâu hơn nữa vào một tập hợp công cụ và kỹ thuật học máy".

Hiện nay, những công ty thương mại hàng đầu đang khai thác AI để hỗ trợ con người thực hiện các nhiệm vụ dự phòng, tái lặp, và xử lý số lượng lớn dữ liệu. AI đang và sẽ trở thành tiêu chuẩn cho nhiều trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng. Penn lưu ý: "AI không còn là khái niệm tương lai. Bởi các công cụ và công nghệ chúng ta đã có sẵn, rất dễ tiếp cận và không hề tốn kém".

2. Tương tác trực tiếp qua phương tiện truyền thông xã hội

Các "ông lớn" thương mại nhận ra rằng xây dựng cộng đồng người tiêu dùng lớn mạnh đồng nghĩa với việc "nuôi lớn" sự tín nhiệm của khách hàng. Và không có gì thúc đẩy những cộng đồng đó phát triển mạnh mẽ hơn là sử dụng tương tác trực tuyến và trực tiếp. Ngay cả video trực tuyến cũng thu hút hơn định dạng video được quay sẵn. Chỉ cần nhìn vào sự phổ biến của Facebook Live chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy.

Các doanh nghiệp thức thời sẽ hiểu được rằng công nghệ và truyền thông không thể thay thế vai trò của tương tác trực tiếp, nhưng lại có thể làm cho tương tác trực tiếp có giá trị hơn rất nhiều. Vì người tiêu dùng được kết nối trong thế giới ảo, nên mối quan hệ trực tiếp sẽ được tạo dựng nhanh chóng bởi bạn cảm thấy như thể bạn "biết" người kia từ lâu rồi.

Link bài viết

Các doanh nghiệp thức thời sẽ hiểu được rằng công nghệ và truyền thông không thể thay thế vai trò của tương tác trực tiếp, nhưng lại có thể làm cho tương tác trực tiếp có giá trị hơn rất nhiều. Vì người tiêu dùng được kết nối trong thế giới ảo, nên mối quan hệ trực tiếp sẽ được tạo dựng nhanh chóng bởi bạn cảm thấy như thể bạn "biết" người kia từ lâu rồi.

3. Tập trung vào thế hệ Z

Gen Z (những người sinh sau năm 1998) là thế hệ đầu tiên sinh ra với các thiết bị mạng xã hội trong tay và hoàn toàn khác với Millennials (những người sinh trong giai đoạn 1981-1996). Các công ty và thương hiệu thông minh hiện đang gấp rút tìm hiểu thế hệ tiếp theo này dưới vai trò là một người nhân viên cũng như khách hàng.

4. Tiền lương và nhiều khoản chi khác trên đà gia tăng

Theo Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực, các nhà quản lý nhân sự nên dự kiến tăng lương lên 3% trong mọi lĩnh vực. Trong đó, các công việc có nguồn cầu cao như chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người già, vật lý trị liệu sẽ kỳ vọng có mức tăng cao hơn. Mức tăng cho các ngành kỹ thuật, công nghệ không gian và thực tế ảo cũng sẽ cao đáng kể.

Các nhân viên tài năng luôn tìm kiếm mức lương hợp lý, lợi ích, tính linh động, và quyền tự chủ. Cùng lúc, các công ty thông minh cũng nắm bắt được rằng sự linh động và tự chủ hoàn toàn có thể đánh bại mong muốn trợ cấp đơn thuần từ nhiều nhân viên.

5. Học tập xã hội hiệu quả hơn học tập từ xa

Học tập xã hội là quá trình học hỏi thông qua những tương tác xã hội ngang hàng. Hai hoặc nhiều người làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng, và dạo quanh một vòng để biết rõ hơn về các tiến trình hoạt động.

Các chương trình học trực tuyến thành công nhất bao gồm cộng đồng kỹ thuật số, nơi những người tham gia có thể chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi với nhau và tham gia vào quá trình học tập xã hội ngoài chương trình giảng dạy.

Khi các công ty đồng thuận học tập xã hội nhiều hơn, họ cũng sẽ áp dụng các công cụ hỗ trợ tư vấn và huấn luyện để thúc đẩy sự hiểu biết nội bộ một cách hữu cơ.

6. Phát trực tiếp nội dung video (Live Stream) tạo cơn sốt

Trong khi video trở thành công cụ thiết yếu để mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng không còn hài lòng với cách tiếp thị chung chung, không mang bản sắc riêng. Điều người dùng yêu cầu là kết nối thực với người thật. Video là nội dung được xem nhiều nhất và phát video trực tiếp là cách hiệu quả nhất để tương tác với người xem.

Các doanh nghiệp phát video trực tiếp để thiết lập mối liên hệ với người xem trong thời gian thực. Cho dù đó là quảng cáo sản phẩm, chạy hội thảo trên web về B2B, đề xuất các phiên Hỏi & Đáp hay xem xét đánh giá sản phẩm, các video trực tiếp đã và đang góp mặt trong thành công của chiến lược tiếp thị kinh doanh.

7. Phục vụ cả cộng đồng, không chỉ riêng người mua

Khái niệm hành trình người mua được sử dụng để mô tả các bước mà khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ thực hiện khi mua hàng. Tuy nhiên, khách hàng ngày nay là những người tiêu dùng khôn ngoan, am hiểu về nghiên cứu.

Họ hiệu định các công ty bằng cách quét các trang web, đọc các bài đánh giá trực tuyến và bày tỏ các trải nghiệm trên mỗi bài đăng. Trong thời gian tiếp xúc với nhân viên bán hàng, người tiêu dùng đã được làm quen với các tính năng sản phẩm và giá cả của công ty. Họ đã cẩn thận hơn và thu hẹp các lựa chọn của mình.

marketing-cong-dong-doanhnhans-8246-2175

Những doanh nghiệp hiểu biết đều nhận ra rằng điều tốt nhất có thể làm là phục vụ cộng đồng. Ảnh: MarTech Advisor

Kết quả là, "hành trình người mua" cũ đã nhường chỗ cho một mô hình thực tế hơn và sẽ được triển khai trong thời đại mới này. Những hành trình của người mua và khách hàng tiềm năng không còn theo tuyến tính hoặc thậm chí là theo trật tự nữa, mà bây giờ chúng quá linh hoạt và dàn trải gây ra thách thức lớn cho các nhà tiếp thị.

Những doanh nghiệp hiểu biết đều nhận ra rằng điều tốt nhất có thể làm là phục vụ cộng đồng, bất kể khách hàng có đang trong hành trình mua hàng hay không. Khi mang lại giá trị nhất quán, doanh nghiệp đã tạo được niềm tin. Sau đó, khi khách hàng đã thực sự ở trong hành trình người mua, doanh nghiệp đã là một nguồn tin đáng tin cậy cho họ.

8. Marketing hướng tới việc tập trung giải quyết các vấn đề

Khách hàng sẽ không quan tâm đến giải pháp của doanh nghiệp nếu họ không thấy được vấn đề nào cần đến giải pháp đó. Các công ty sẽ thay đổi thông điệp tiếp thị - hướng tới các vấn đề mà họ giải quyết thay vì nhấn mạnh vào các tính năng của sản phẩm.

9. Đặt các chuyên gia chuyên sâu vào vị thế mở cửa

Các chuyên gia chuyên môn (SMEs - Subject Matter Experts) là những "kẻ hô mưa" mới. Khi công nghệ tiếp tục mở rộng và phá vỡ các ngành công nghiệp, các công ty và khách hàng phụ thuộc ngày càng nhiều vào các chuyên gia để được giáo dục, hướng dẫn và tư vấn.

Dù rằng khách hàng của doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về sản phẩm và dịch vụ ngay trên trang web, họ lại không thể hiểu được giải pháp của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của họ ở mức độ nào.

Các chuyên gia chuyên sâu có khả năng cung cấp nguồn tài nguyên có giá trị để thảo luận các xu hướng ngành, chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất và thảo luận chi tiết về ưu và nhược điểm của giải pháp này so với giải pháp khác. Nhờ thực tế này, các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ thực hiện hai bước quan trọng:

1) Cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các chuyên gia chuyên sâu nằm điều hướng các môi trường bán hàng phức tạp cho công ty; và 2) Nâng cao chuyên môn trong đội ngũ kinh doanh của công ty để xây dựng hiểu biết chuyên sâu về công nghiệp hoặc ứng dụng thay vì cách bán hàng truyền thống tập trung vào kết quả khách hàng và doanh số sản phẩm.

Các "ông lớn" thương mại sẽ tiếp tục đưa các chuyên gia chuyên môn vào vị thế mở cửa và thu hút sự quan tâm. Những nhà tư tưởng tài ba sẽ "gieo hạt giống" cho đội ngũ kinh doanh để phát triển và đào tạo các chuyên gia chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể.

10. Các doanh nghiệp lớn nắm giữ công nghệ Block chain (chuỗi khối)

Blockchain bắt nguồn từ nền tảng công nghệ, điều này giải thích tại sao nó chưa được áp dụng rộng rãi trong thuật ngữ techno-babble (ngôn ngữ có chứa nhiều thuật ngữ kỹ thuật).

Theo đánh giá của nhà chiến lược tiếp thị và kinh doanh Clay Hebert, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đã có những hiểu biết và ứng dụng công nghệ blockchain rộng rãi hơn. Một số nhà môi giới đã bắt đầu làm mới mình bằng cách chấp nhận Bitcoin cho các giao dịch bất động sản, theo CNBC.

Một doanh nghiệp tài năng sẽ phát triển mọi kỹ thuật có  liên quan đến giao thức blockchain để khẳng định rằng họ thà bắt kịp xu hướng còn hơn bị thụt lùi trước sự thay đổi của thế giới công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
10 xu hướng kinh doanh hàng đầu trong năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO