Sao lại cạnh tranh với gà?

BS. LƯƠNG LỄ HOÀNG| 30/04/2013 06:24

Nhiều thầy thuốc phương Tây đã liên tục báo động về nguy cơ của căn bệnh mang tên "Hội chứng mệt mỏi kinh niên" (Chronic Fatigue Syndrom - CFS).

Sao lại cạnh tranh với gà?

Nhiều thầy thuốc phương Tây đã liên tục báo động về nguy cơ của căn bệnh mang tên "Hội chứng mệt mỏi kinh niên" (Chronic Fatigue Syndrom - CFS).

Đọc E-paper

Đáng nói là không ít nạn nhân của căn bệnh quái ác này thuộc giới doanh nhân. Nhiều người trong số họ đang thành đạt bỗng dưng rơi vào tâm trạng chán chường.

Đáng nói hơn nữa, theo báo cáo trong hội thảo quốc tế năm 2010 về bệnh trầm uất, bệnh không chỉ riêng ở phụ nữ. Trái lại, tình trạng nam giới chọn "nỗi buồn làm bạn đồng hành" đã ngang hàng với số phụ nữ trầm cảm.

Tệ hơn nữa, số người tự xưng là "phái mạnh" nhưng lại bị phân liệt cá tính đến độ có khuynh hướng tự tử cao gấp ba lần số phụ nữ muốn xuôi tay theo định mệnh!

Chuyện gì cũng có lý do. Chuyên gia khoa thần kinh đã chứng minh trầm uất là mối nguy hàng đầu trong giai đoạn mãn dục nam vì đa số nội tiết tố cần thiết cho chất lượng của cuộc sống, từ Insulin để điều chỉnh đường huyết bước qua Serotinin để có giấc ngủ yên bình cho đến Endorphin cần thiết để lạc quan yêu đời, đều giảm sút trầm trọng nếu thiếu testosteron. Hậu quả là nhiều bệnh khác "theo gót nỗi buồn" gõ cửa nạn nhân.

Có một điều chắc chắn là cánh đàn ông từ tuổi 50 rất khó "mỗi ngày chọn một niềm vui" nếu thiếu testosteron. Điều đó cho thấy đàn ông cần nội tiết tố này không chỉ vì chuyện "chăn gối" mà còn vì năm bảy chuyện khác quan trọng không kém.

Không cần thống kê cũng biết không ít doanh nhân đang dở khóc dở cười vì vừa đặt lưng là ngáy liền nhưng đến 1-2 giờ sáng bỗng bật dậy rồi thức luôn. Lý do là vì rối loạn nhịp sinh học do thiếu testosteron trong giai đoạn mãn dục nam.

Vì thiếu testosteron nên chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể vận hành rối loạn, khiến não bộ ghi nhận đêm dài chỉ còn mấy tiếng đồng hồ. Hậu quả là nạn nhân thức quá sớm trước khi gà kịp gáy.

Nếu xem chuyện đó như chuyện nhỏ thì hố nặng. Đừng quên giấc ngủ là khoảng thời gian để cơ thể chủ động tổng hợp kháng thể, tân tạo huyết cầu, xử lý hậu quả của stress... Mỗi lần mất ngủ là một lần sức đề kháng bị đục khoét. Nạn nhân sớm muộn cũng là ứng viên của "hội chứng hết pin".

Người dùng thuốc an thần sẽ bị lệ thuộc vào thuốc nếu không có cách nào bổ sung testosteron. Thêm vào đó, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trầm uất sớm muộn cũng xuất hiện ở người có lượng đường trong máu dao động quá thất thường.

Kẹt hơn nữa là hàm lượng đường huyết ở những người này có khuynh hướng nhích dần lên nên bị bệnh tiểu đường lúc nào không hay. Nếu đã bị bệnh tiểu đường, khi đó trầm uất là phản ứng phụ khó tránh của thuốc hạ đường huyết. Trúng thế gọng kềm "hai mặt giáp công", nạn nhân chỉ còn nước... thua.

Vấn đề chưa dùng lại ở đó. Phức tạp chính ở điểm các loại thuốc chống trầm uất hầu như mất tác dụng nếu đường huyết không ổn định. Nhiều người chỉ còn nước trông mong vào viên thuốc ngủ để rồi tiền mất tật mang.

Nhiều y sĩ đoàn ở châu Âu dựa vào kết quả nghiên cứu đáng tin cậy đã khuyến cáo thầy thuốc không dùng thuốc ngủ để điều trị trầm uất vì tác dụng chỉ là "nước đổ đầu vịt".

Đừng quên là người lạm dụng thuốc an thần, bên cạnh bệnh trầm uất không mời cũng đến, là rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, theo kết quả thống kê ở các nước châu Âu. Xứ mình chắc chắn không khá gì hơn.

Quả thật đáng tiếc vì giải pháp rất gần trong tầm tay nếu thầy thuốc đừng quên trở về với kinh nghiệm của y học cổ truyền, trở về với dược liệu thiên nhiên.

Đó là lý do tại sao cây thuốc thuộc nhóm "bổ dương", nếu nói theo Đông Y, như Euricomia longifola, đang có mặt trên nhiều toa thuốc của thầy thuốc chữa bệnh theo kiểu "nhìn xa thấy rộng".

Miếng khi đói bằng gói khi no. Bổ sung testosteron trước khi quá thiếu bao giờ cũng tốt hơn đợi nước đến chân mới nhảy.

Khéo chính ở chổ mượn sức kháng bệnh của cây thuốc đã được xác minh hiệu năng, như Eucomia longifolia, để vừa chống trầm uất nhờ ngủ ngon, vừa phòng "đòn đánh lén" của bệnh tiểu đường. Một công nhiều việc còn muốn gì hơn?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sao lại cạnh tranh với gà?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO