Mặc "áo mới" cho trái sơ ri

LẠC LÂM| 29/11/2013 04:34

Cách đây 2 năm, khi vừa vào Đại học Kinh tế TP.HCM, Lê Minh Nhựt và các bạn đã bắt tay vào làm dự án "Sơ ri Gò Công, một hướng đi" để tham dự cuộc thi "Big Idea" tại Trường. Đến nay, dự án vẫn duy trì triển khai thực tế để giúp nông dân trồng sơ ri cải thiện cuộc sống.

Mặc

Cách đây 2 năm, khi vừa vào Đại học Kinh tế TP.HCM, Lê Minh Nhựt và các bạn đã bắt tay vào làm dự án "Sơ ri Gò Công, một hướng đi" để tham dự cuộc thi "Big Idea" tại Trường. Đến nay, dự án vẫn duy trì triển khai thực tế để giúp nông dân trồng sơ ri cải thiện cuộc sống.

Đọc E-paper

Cây sơ ri là đặc sản của tỉnh Tiền Giang, được UBND tỉnh chọn là 1 trong 7 loại trái cây chủ lực để quy hoạch và phát triển, nhất là tại các huyện thị miền biển: Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông..., với diện tích đất trồng khoảng 300ha...

Huyện Gò Công Đông có diện tích trồng sơ ri tập trung nhất, ở các xã Bình Ân, Bình Nghị, Tân Đông, Long Thuận... Sơ ri trồng ở nơi đây từ lâu được biết đến với tên gọi "sơ ri Gò Công". Tuy nhiên, giá trị của trái sơ ri chưa bao giờ được nông dân nhìn nhận đúng, sơ ri có giá từ 3.000 - 5.000 đồng/kg nhưng tiền công hái đã 1.000 đồng/kg, chưa tính chi phí phân, thuốc...

Diện tích trồng sơ ri bị thu hẹp dần vì hiệu quả kém. "Dự án của chúng tôi nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao giá trị trái sơ ri, vừa bảo tồn cây trồng truyền thống, vừa đảm bảo thu nhập cho nông dân. Sau khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc tìm đầu ra, nâng cao giá trị trái sơ ri trên thị trường mới là điều cần thiết.

> Sinh viên với ý tưởng kinh doanh sáng tạo
> 5 sai lầm về nghề nghiệp của sinh viên mới ra trường
> Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp chính thức hoạt động
> Triệu phú thế giới ảo khởi nghiệp với 9,95 USD
> Sẽ là quá muộn nếu không khởi nghiệp trước 29 tuổi

> Bạn đã quá tuổi để khởi nghiệp?

Sơ ri là loại trái cây có rất nhiều Vitamin C, đặc biệt phù hợp với người ăn kiêng. Sơ ri cũng có thể dùng chế biến thành nhiều loại thức ăn, thức uống giải khát khác nhau, chứng tỏ loại cây này hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân", Lê Minh Nhựt giới thiệu về dự án.

Các thành viên của nhóm thực hiện dự án đã về Gò Công Đông tìm hiểu. Một trong những khâu đầu tiên của dự án là "làm sạch" sơ ri ngay từ lúc thu hoạch bằng cách kiến nghị Sở Y tế cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho sơ ri mới thu hoạch. Nhóm tác giả còn thiết kế lại bao bì, tăng khả năng nhận diện thương hiệu, kênh liên lạc trên bao bì để thu hút khách hàng tìm đến.

Nhận thấy một trong những lý do khiến cây sơ ri chưa mang lại hiệu quả cho nông dân chính là xưa nay chỉ bán trái tươi, chứ chưa biết đa dạng hóa sản phẩm làm từ loại trái này.

Đây chính là khâu đột phá trong dự án nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thiết lập thêm kênh phân phối ở các siêu thị tại TP.HCM, trạm dừng chân, khu du lịch sinh thái. Nhựt cho biết, đa dạng hóa sản phẩm sơ ri là bước quan trọng nhất của dự án, thay vì chỉ bán trái tươi như trước đây.

Sơ ri có nhược điểm là không để được lâu, tối đa chỉ 24 giờ, trái sơ ri dễ dập nát, vận chuyển ra những vùng xa như miền Trung, miền Bắc rất khó vì chi phí xe đông lạnh, bảo quản rất cao... nên rất khó mở rộng thị trường, vì vậy, dự án nhắm đến việc đa dạng hóa bằng cách sản xuất mứt sơ ri, rượu và xi rô sơ ri. "Dự kiến Tết Nguyên đán 2014, các sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường", Nhựt khoe.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mặc "áo mới" cho trái sơ ri
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO