Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên: Câu chuyện đâu riêng của ai

Hải Minh| 27/11/2022 03:50

Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” sách của Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (đồng chủ biên) do Nhà xuất bản Tri Thức xuất bản năm 2014.

Hiện nay nội dung quyển sách vẫn mang tính thời sự, sự trăn trở của người quan tâm đến Tây Nguyên cũng như các nhà làm công tác quản lí lãnh đạo, nhất là sau khi tỉnh Đắk Nông đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa (ISV) lần thứ 20, với chủ đề: “Bảo tồn và phát triển bền vững các núi lửa và hang động núi lửa”.

Trước đó, vào tháng 7/2020, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Từ đó, tên gọi “Dak Nong UNESCO Global Geopark (Viet Nam)” chính thức xuất hiện trên bản đồ Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, gồm 177 điểm đến. Đắk Nông là địa phương thứ 3 của Việt Nam và thứ 164 trên thế giới có công viên địa chất được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

“Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”, quyển sách bạn đọc giả hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên, lịch sử và xã hội vùng Tây Nguyên, cộng đồng các dân tộc anh em ở Tây Nguyên, phát triển kinh tế ở Tây Nguyên, quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Tây Nguyên, nghèo và phân hóa giàu nghèo ở Tây Nguyên. Quan trọng hơn là hướng phát triển bền vững cho vùng Tây Nguyên trong những năm tới đây như thế nào để phát huy tiềm năng sẵn có của nó với những gì thiên nhiên ban tặng cho.

Bìa sách

Bìa sách “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” của Lê Văn Khoa, Phạm Quang Tú (đồng chủ biên)

“Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” là quyển sách cần đọc, ít nhất đối với những người quan tâm đến Tây Nguyên. Tây Nguyên là một vùng rất quan trọng. Nó được coi là “mái nhà của Đông Dương”. Mái nhà yên vững thì ngôi nhà vững chắc, bền lâu. Mọi tác động trên cao nguyên này đều ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng lâu dài bởi là một vùng rất đặc trưng về nhiều mặt.

“Trong bối cảnh hiện nay, làm một điều gì đó cho Tây Nguyên hay quyết tâm phát triển Tây Nguyên theo hướng bền vững chính là cách tốt nhất để đáp lại sự hào phóng mà vùng đất này đã ban tặng cho cả nước và đưa Tây Nguyên đi đến viễn cảnh mà nó xứng đáng thuộc về. Đây còn là cơ hội hiếm có để nhắn gửi một thông điệp với thế hệ tương lai rằng, thế hệ hiện tại đã suy tư, tìm tòi, hành động đến cùng trong những khả năng và giới hạn của thời đại họ, không phải chỉ để cho họ, mà cho cả muôn đời mai sau” (tr. 513).

Núi lửa Băng Mo ở thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Núi lửa Băng Mo ở thị trấn Ea T’Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Đông Nguyên

Đến với “Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên”, bạn đọc sẽ tìm hiểu Tây Nguyên lần lượt qua 7 chương bao gồm: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững vùng, đặc điểm tự nhiên, lịch sử và xã hội vùng Tây Nguyên, cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, phát triển kinh tế ở Tây Nguyên, quản lí, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Tây Nguyên, nghèo và phân hóa giàu nghèo ở Tây Nguyên và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

“Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên” - Bạn đừng vội nghi ngờ cái tên gọi tưởng chừng rất chung chung, khẩu hiệu của nó. Thay vì vội vã buông quyển sách xuống, bạn cần kiên nhẫn hơn để tìm về “mái nhà của Đông Dương” không chỉ của người Việt Nam mà còn của cả thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên: Câu chuyện đâu riêng của ai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO