Lợi ích gì khi nhập hội?

PHAN LÊ| 22/05/2013 08:10

Gia nhập một hội nghề nghiệp, doanh nghiệp (DN) đặt ưu tiên "lợi ích" của mình lên trên. Vì vậy, để thỏa mãn được lợi ích chính đáng của DN thì các hội phải thực hiện được vai trò của mình.

Lợi ích gì khi nhập hội?

Gia nhập một hội nghề nghiệp, doanh nghiệp (DN) đặt ưu tiên "lợi ích" của mình lên trên. Vì vậy, để thỏa mãn được lợi ích chính đáng của DN thì các hội phải thực hiện được vai trò của mình.

Đọc E-paper

Xuùc tieán thöông maïi taïi Myanmar

Để đi đến quyết định gia nhập một tổ chức như hội nghề nghiệp, đa phần lãnh đạo DN đều nghĩ đến nhiều yếu tố. Song, theo khảo sát từ một số lãnh đạo các DN đã và đang là hội viên của các hội nghề nghiệp thì yếu tố "lợi ích" được ưu tiên hàng đầu. Dĩ nhiên, bên cạnh đó là các yếu tố như: thêm cơ hội giao lưu, hợp tác, giải trí...

Đây là kết luận rút ra từ khảo sát các hội viên thuộc các hội: Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, Hội Doanh nghiệp quận Tân Bình, Hội Doanh nhân Trẻ TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC), CLB Doanh Nhân Sài Gòn...

Chia sẻ về việc tham gia các tổ chức hội, ông Nguyễn Tất Thắng, trợ lý giám đốc Công ty CP Giải pháp phần mềm Mặt trời xanh (ASOFT), cho hay, bản thân ông cũng đang tham gia nhiều hội, mỗi hội sẽ giúp DN ở một khía cạnh khác nhau như: bán hàng, nâng cao năng lực nhân sự, mở rộng mối quan hệ...

"Nói chung, chúng tôi nhận thấy tính hữu ích của các hội qua việc trở thành hội viên của họ”, ông Thắng kết luận. Trong khi đó, ông Lý Thành Sinh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long Hưng, cũng thừa nhận, hội đóng vai trò khá hữu ích trong việc hỗ trợ DN đẩy mạnh kinh doanh.

Năm 2013 đang được xem là năm của xu hướng xúc tiến đầu tư về các tỉnh thông qua các hội nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành. Cụ thể, các đoàn doanh nghiệp từ các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, khu vực miền Đông và Nam Trung bộ lần lượt tìm đến nhau và giao lưu ngày càng nhiều. Mới đây, Hội Doanh nhân Trẻ TP.HCM cũng đã khơi nguồn trong việc mở rộng xúc tiến thương mại ra các tỉnh lân cận gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.

Lấy dẫn chứng là việc Minh Long Hưng tham gia Hội DN HVNCLC hay những chương trình "Hàng Việt về nông thôn" có hiệu quả kinh doanh khả quan, thương hiệu được lan xa hơn.

Từ nhận ý kiến trên, cho thấy những lợi ích từ hội là có thực. Song thực tế, số lượng các hội làm được điều này lại chưa nhiều.

Thống kê tại tọa đàm "Năng lực cạnh tranh của DN và vai trò hội nghề nghiệp trong hỗ trợ DN sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập WTO", do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức vào tháng 4 vừa qua, cho thấy, chưa đến 30% hội có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên, đó là chưa kể thực tế, có gần 35% các hội chỉ hoạt động "cho có”.

Hiện nay, vị trí của hội nghề nghiệp đang dần được cải thiện, đặc biệt trong vấn đề làm "cầu nối" giữa các cấp chính quyền và DN. Sở Công Thương TP.HCM đã có những chương trình họp đình kỳ hằng tháng, hằng quý nhằm ghi nhận những ý kiến phản hồi từ DN do các hội tập hợp. Không những thế, các hội còn được các tổ chức xúc tiến thương mại tìm đến như đầu mối giao thương.

Cụ thể, mới đây, đại diện Hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) và các hội thành viên, gồm Hội DN Cơ khí, Dây và cáp điện, Lương thực - Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Cao su - Nhựa, Hội DN HVNCLC và các DN lớn thuộc các ngành trên đã có buổi họp giới thiệu và mời DN tham gia trưng bày sản phẩm tại Văn phòng Xúc tiến Thương mại Đầu tư và Du lịch của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - Satra tại Myanmar, dự kiến sẽ khai trương vào ngày 6/6/2013.

Tại đây, ông Đào Ngọc Tâm, Trưởng Văn phòng đại diện tại Myanmar, cũng đã giới thiệu cụ thể về luật đầu tư, như kinh nghiệm thực tế và những vấn đề cần lưu ý tại thị trường này.

"Có thể thấy, lợi thế của các hội đang dần được thể hiện rõ nét. Tuy nhiên, để thực sự phát huy vai trò của mình, các hội phải thật sâu sát DN để nắm được nguyện vọng cũng như góp phần giải quyết những khó khăn trong kinh doanh cho hội viên", đại diện HUBA nhận định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lợi ích gì khi nhập hội?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO