Đền Trung Đô được công nhận di tích văn hóa - lịch sử quốc gia

25/08/2010 09:02

Sáng 24/8/2010, tại thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai), Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Hà đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia đền Trung Đô.

Đền Trung Đô được công nhận di tích văn hóa - lịch sử quốc gia

Sáng 24/8/2010, tại thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai), Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Hà đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử Quốc gia Đền Trung Đô.

Lễ rước bằng công nhận di tích VH- LS cấp Quốc gia đền Trung Đô.

Đền Trung Đô được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ gia quốc công Vũ Văn Mật cùng dòng họ Vũ và tướng quân Hoàng Văn Thùng đã có công lao to lớn lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ, đắp thành, xây lũy chống lại thế lực nhà Mạc ở vùng đông Bắc. Trong “Kiến văn Tiểu Lục” của Lê Quý Đôn đã viết; “... ở vùng Ngọc Uyển (tức là Trung Đô, Bảo Nhai và vùng phụ cận bây giờ) Mật đã cho xây thành, đắp lũy chống nhau với Nhà mạc ngót 20 năm...” tiếp đó tướng quân Hoàng Vần Thùng kế tục sự nghiệp. Để tướng nhớ, nhân dân vùng đất này đã lập đền thờ. Hàng năm, vào ngày thìn tháng 7 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ cúng đền.

Cách Đình làng khoảng 2km về hướng bắc là di chứng thành cổ là một dải lũy xếp bằng đá, chén đất cao gần 2m bao bọc lấy một quả đồi bên suối Nậm Thin. Cũng tại vùng đất này, năm 1989, một người dân trong làng khi cày nương đã đào được khẩu súng thần công làm bằng đồng, nặng trên 300kg, dài 8m đã được đem về bảo tàng văn hóa lịch sử Lào Cai trưng bày. Ngay trong khu rừng cấm sau Đình, có 1 tấm bia cao gần 2m được đục bằng đá trắng.

Tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ khi ra trận: “quyết tử với kẻ thù”. Ở bên trái cách đền khoảng 30, trong khu rừng cấm có một gò đất khá to, xung quanh được xếp đá tảng bảo vệ. Tương truyền đó là ngôi mộ đôi của hai vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng. Sau khi gia quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng được phong làm đại tướng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Đã nhiều lần “đánh giặc Tàu thì thắng, dẹp giặc Mán thì yên”.

Sau này trong một trận đánh giặc phương bắc, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm song thế giặc quá mạnh, quân của ông bị thua. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh ngay sau khu Đình. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã dắp đất vào nơi ông bà mất, mối xông lên thành gò lớn. Ngày trước, gò chia đôi rõ rết, dần dần thành một. Hiện truyền thuyết về ông Thùng vẫn được nhân dân nơi đây lưu giữ, truyền tụng. Bên cạnh đó Trung Đô còn các danh lam, di tích như cây gạo Nàng Niến, hòn đá thề, rùa đá, ao chúa bầu, “thác khăm’... với các tục truyền gắn với lịch sử vùng đất Trung Đô.

Đền Trung Đô

Trải qua thời gian, ngôi Đền bị tàn phá, chỉ còn 28 viên đá tảng được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công... với những đường nét hết sức tinh vi, độc đáo, 20 bát hương sứ. Đây là những cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18.

Sau khi đề nghị được nhà nước công nhận di tích văn hóa- lịch sử Quốc gia vào ngày 22/8/2008, chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đã đầu tư 6,5 tỷ đồng xây dựng, tái tạo khu di tích này gắn với quy hoạch phát triển làng sinh thá i- văn hóa Trung Đô, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây phát triển mô hình; “du lịch cộng đồng”.

Khu di tích văn hoá - lịch sử đền Trung Đô được tái tạo, xây dựng mới gồm các hạng mục công trình; công trình cầu đường bắc qua suối Trung Đô vào thôn, công trình kè suối ngăn không cho dòng nước chảy lấn, xói mòn vào khu di tích đền. Ngôi đền Trung Đô mới, Cổng đền.

Trước đó, năm 2008, bến thuyền mới tại cầu Bảo Nhai đã được huyện Bắc Hà đầu tư 550 triệu đồng xây dựng mới và với việc Bảo Nhai có 2 hợp tác xã vận tải du lịch đường sông Bảo Nhai có 53 thuyền, xuồng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo đảm phục vụ tốt du khách du lịch bằng đường thủy theo tua khám phá làng sinh thái- văn hóa Trung Đô - Hang Tiên (Bảo Nhai) - chợ văn hóa (cốc Ly).

Cũng trong thời gian này, trung tâm dạy nghề Bắc Hà đã mở 01 lớp dạy nghề hướng dẫn viên du lịch cho 45 hộ gia đình thôn Trung Đô. Từ đó người dân Trung Đô có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ- du lịch, phát triển kinh tế gia đình, xoá nghèo vươn lên.

Việc đầu tư xây dựng tổng thể khu di tích văn hóa - lịch sử quốc gia - đền Trung Đô gắn với xây dựng làng du lịch văn hóa - sinh thái vừa được hoàn thành kịp thời tổ chức lễ đón bằng di tích văn hoá - lịch sử cấp Quốc gia Đền Trung Đô đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch (15/7) - ngày hội đền truyền thống hằng năm, tức ngày 24/8 dương lịch năm 2010.

Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đối với việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa- lịch sử, mở ra cơ hội mới phát triển du lịch, cộng đồng làm du lịch, giúp đồng bào dân tộc Tày địa phương có công ăn, việc làm, nguồn thu nhập ổn định, thoát nghèo vươn lên xây dựng đời sống mới ấm no trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử - vùng đất Trung Đô.

Một số hình ảnh tại Lễ đón nhận bằng di tích văn hoá - lịch sử cấp Quốc gia đền Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Đông đảo đại biểu, bà con nhân dân Bắc Hà và khách du lịch tham dự lễ đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử Quốc gia Đền Trung Đô
Trao bằng công nhận di tích văn hóa - lịch cấp quốc gia đền Trung Đô
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày Trung Đô thế kỷ 18 được tái tạo xây dựng mới.
Bà con dân tộc Mông vùng cao hạ sơn xuống bản người Tày Trung Đô xem lễ
Bà con nhân dân Lào cai và khách du lịch dâng hương
Thành kính dâng hương tưởng nhớ
Du khách nước ngoài cũng có mặt tại buổi lễ
Múa điệu xoè khăn của người Tày Trung Đô
Vũ điệu của người dân tộc Mông Bắc Hà

Tin, ảnh; Tráng Xuân Cường
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đền Trung Đô được công nhận di tích văn hóa - lịch sử quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO