Bao giờ Phở Việt thành thương hiệu quốc gia?

ANH KHOA| 01/07/2014 07:33

TS. Nguyễn Nhã vừa cho ra mắt cuốn sách "Phở Việt" do ông chủ biên. Đây có thể xem là tài liệu khảo cứu đầu tiên và khá đầy đủ về phở, món ăn độc đáo của Việt Nam được cả thế giới biết đến.

Bao giờ Phở Việt thành thương hiệu quốc gia?

Sau rất nhiều tâm huyết và bằng sự công phu về tư liệu, TS. Nguyễn Nhã đã cho ra mắt cuốn sách "Phở Việt" do ông chủ biên. Đây có thể xem là tài liệu khảo cứu đầu tiên và khá đầy đủ về phở, món ăn độc đáo của Việt Nam được cả thế giới biết đến.

Đọc E-paper

Những bài viết của các tác giả trong "Phở Việt" đã góp phần "giải mã” nguồn gốc và hành trình của món "khâu nhục phấn" trở thành một thứ "văn hóa phở", cho đến cách thức chế biến, cách bán phở và cả danh sách những quán phở ngon nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.

Phở không chỉ là một món ăn rất ngon mà mang trong nó cả một quá trình theo vận nước nổi trôi, từ gánh phở thời tản cư, di cư vào Nam, di tản ra nước ngoài đến phở thời bao cấp và hội nhập. Nó còn trở thành một thuật ngữ thông dụng trong sách báo, có đóng góp về mặt kinh tế, phát triển dịch vụ liên quan đến ẩm thực và du lịch cũng như hoàn toàn có thể trở thành một thương hiệu quốc gia của Việt Nam.

Mới đây, từ điển Merriam - Webster nổi tiếng của Mỹ khi cập nhật 150 từ mới vào hệ thống từ vựng đã đưa từ "pho" vào với định nghĩa là một món ăn nước được làm từ nước thịt bò hoặc thịt gà với sợi phở làm từ gạo. Merriam - Webster là một trong những cuốn từ điển thông dụng nhất của Mỹ, ấn bản đầu tiên từ năm 1828. Sự xuất hiện của "pho" một lần nữa cho thấy món ăn này đã trở nên nổi tiếng hơn trong mắt bạn bè thế giới.

Vài năm trước, khi đến Việt Nam nói chuyện về marketing, Philip Kotler, người được xem là cha đẻ của marketing hiện đại đã gợi ý, Việt Nam một chọn lựa để xây dựng thương hiệu quốc gia là hãy trở thành "bếp ăn của thế giới". Gợi ý đó của ông xuất phát từ nhu cầu cần tìm ra thế mạnh của mình để xây dựng một hình ảnh riêng trên trường quốc tế của mỗi nước, chẳng hạn khi nhắc đến Trung Quốc người ta nghĩ ngay đến "công xưởng của thế giới", nói đến Ấn Độ là "Văn phòng của thế giới".

Thực tế mà Philip Kotler đưa ra gợi ý là ẩm thực Việt Nam có bề dày lịch sử và sự đặc sắc chẳng thua gì ẩm thực Trung Quốc, Pháp... và đã chinh phục được đông đảo các nước với phong cách lấy tự nhiên làm gốc, ít dầu mỡ, nhiều rau...rất có lợi cho sưc khỏe. Theo TS. Nguyễn Nhã, thương hiệu quốc gia phải mang tính kinh tế cao song cũng mang tính bản sắc văn hóa dân tộc cao, là niềm tự hào và tạo động lực cho đất nước phát triển.

Thương hiệu quốc gia cũng phải mang tính cạnh tranh cao so với các nước khác, mang tính quảng bá lan rộng, và được thế giới hoan nghênh, hợp tác cùng phát triển. Trong các loại hình văn hóa, văn hóa ẩm thực là loại hình mạnh nhất của Việt Nam. Xét theo những yêu cầu đó, ẩm thực hoàn toàn có thể trở thành một mũi nhọn trong lĩnh vực du lịch và riêng phở hoàn toàn có đủ cơ sở để trở thành một thương hiệu quốc gia.

Thế nhưng, những gợi ý đầy tiềm năng đó đến nay vẫn chưa thể cất cánh vì vẫn thiếu sự nghiên cứu tổng thể về việc chon mô hình chuẩn, chuẩn hóa loại hình, công thức chế biến và việc đào tạo đội ngũ thực hiện... Thêm vào đó, các loại thức ăn nhanh ào ạt đổ vào Việt Nam cũng là một lưu ý đặc biệt về tính cạnh tranh đối với ẩm thực Việt và phở nói riêng. Đã qua cái thời "hữu xạ tự nhiên hương", để ẩm thực Việt - phở Việt trở thành một thương hiệu quốc gia, cần có "logo chính sách". Phở đã là chuyện chung của ẩm thực Việt.

>Du lịch Việt Nam nên tập trung vào ẩm thực
>Tuyệt chiêu quảng bá văn hóa ẩm thực
>
Thương hiệu quốc gia từ ẩm thực

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Bao giờ Phở Việt thành thương hiệu quốc gia?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO