Để không mất giá

NGỌC VÂN| 17/12/2009 08:26

Theo số liệu thống kê của Hải quan, 10 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu 499.400 tấn cá tra, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 9,2% về sảni lượng và 10,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Để không mất giá

Theo số liệu thống kê của Hải quan, 10 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu 499.400 tấn cá tra, trị giá 1,11 tỷ USD, giảm 9,2% về sảni lượng và 10,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ở các thị trường lâu năm, cá tra, basa VN đang vấp phải những rào cản kỹ thuật, thuế khiến xuất khẩu khó khăn thì các thị trường mới đang được DN khai thác tích cực.

Ổn định chất lượng để giữ những thị trường lâu năm

Bốn thị trường chính là Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Ba Lan tiêu thụ chậm lại đã khiến cho xuất khẩu cá tra, basa VN vào EU liên tục giảm. Đến giờ, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực, nhưng chỉ còn chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa VN. Sau khi liên tục sụt giảm trong quý III, tháng 10 vừa qua, xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha đã có dấu hiệu phục hồi, xuất được 3.000 tấn, trị giá 7,23 triệu USD, nhưng đơn giá không cao (trung bình 2,35 USD/kg). Dù vậy, thị trường này dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Tuy có nhiều rào cản kỹ thuật và thuế, Mỹ vẫn là thị trường ổn định của cá tra, basa VN với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh cả về khối lượng và kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, xuất khẩu sang thị trường này trong 10 tháng qua tăng trên 71% so với cùng kỳ với 111 triệu USD, chiếm 10% tỉ trọng xuất khẩu cá tra của VN, với giá trung bình 3,25 USD/kg.

Khai thác thị trường mới

Các DN khẳng định cá tra của VN vào thời điểm này là mặt hàng chưa có cạnh tranh trực tiếp, giá thành nuôi cá tra ở VN rẻ hơn 20 - 30% so với con cá khác. Những loại cá khác phải có giá dưới 0,8 USD/kg thì mới cạnh tranh được với con cá tra của VN. Trong năm 2009, cá hồi, cá rô phi của Trung Quốc đều giảm sản lượng bán ra thì cá tra lại tăng 15%. Đây là yếu tố quan trọng để hy vọng trong những năm sau khi kinh tế thế giới phục hồi, con cá tra VN sẽ là mặt hàng thủy sản được chuộng nhất.

Muốn được như thế, các DN đang tích cực khai thác nhiều thị trường mới cho cá tra. Thị trường các nước Đông Âu (Nga, Ucraina, Latvia...) mặc dù mới khai thác năm 2008 nhưng đã đóng góp doanh thu cao cho nhiều DN. So sánh chi phí nguyên liệu cá chế biến hàng xuất khẩu vào thị trường Mỹ gấp đôi hàng bán vào các nước Đông Âu trong khi giá bán vào các nước Đông Âu va trường Đông Âu lại gấp 5 lần thị trường Mỹ. Xét vê có lợi hơn.

Thị trường thứ hai có tiềm năng lớn là Nam Mỹ. Năm 2009, Brazil, Peru, Chile bắt đầu nhập cá từ VN. Đây là thị trường tiềm năng rất lớn do dân số đông, tỷ lệ người thu nhập thấp gấp 9 lần của Mỹ. Vì vậy, với giá cả hợp lý, cá tra VN có sức hấp dẫn tiêu thụ tại thị trường này. Châu Phi cũng là một thị trường mới. Xuất khẩu cá tra sang Ai Cập cũng tăng 10,8% khối lượng trong tháng 10, nhưng lại giảm 15,4% về giá trị, giá trung bình giảm gần 24% từ 2,10 USD/kg xuống 1,60 USD/kg.

Dự báo năm 2010 tới, với sự tăng giá liên tục của các yếu tố đầu vào, cùng với sự điều chỉnh mạnh để cân đối cung cầu, giá trung bình xuất khẩu cá tra sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, để tăng giá trị xuất khẩu, đảm bảo thương hiệu cho cá tra VN về lâu dài, DN nên tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và liên kết chặt chẽ để có được mức giá sàn cơ bản cho cá tra xuất khẩu. Ngoài việc tìm các thị trường mới, một số DN đang có xu hướng giảm đóng thô, xuất phi lê mà đi vào hướng đóng gói bao nhỏ hút chân không, tẩm bột, cắt miếng để phục vụ cho các hãng fast food ở nước ngoài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để không mất giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO