Sát thủ dòng Mekông

LÊ VIẾT ĐỈNH| 04/02/2012 01:03

Sông Mekông dài 4.900km, chảy qua sáu nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ước tính tiềm năng thủy điện dòng chính sông Mekông là 53.000MW, riêng ở hạ lưu vực, nơi dòng sông chảy qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, tiềm năng thủy điện của các phụ lưu có thể cung cấp thêm 35.000MW nữa.

Sát thủ dòng Mekông

Sông Mekông dài 4.900km, chảy qua sáu nước Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Ước tính tiềm năng thủy điện dòng chính sông Mekông là 53.000MW, riêng ở hạ lưu vực, nơi dòng sông chảy qua các nước Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, tiềm năng thủy điện của các phụ lưu có thể cung cấp thêm 35.000MW nữa.

Lào khát khao làm giàu bằng thủy điện

Tiềm năng đó quả thật đã làm mê hoặc chính phủ Lào, mà như ông Nam Viyaketh, Bộ trưởng Bộ Công thương nước này từng tuyên bố:

“Nếu khai thác được mọi nguồn năng lượng của sông Mekông, Lào với 1.880km dòng Mekông chảy uốn khúc có thể trở thành bình phát điện của Đông Nam Á và việc bán nguồn điện ấy cho các nước láng giềng sẽ giúp Lào trở nên giàu có”.

Khát khao làm giàu bằng thủy điện của quốc gia 6 triệu dân, GDP đầu người còn quá thấp, không có đường giao thương ra biển.

Và chuyện phải đến đã đến, khi Chính phủ Lào thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện Xayabury trên dòng chính sông  Mekông, với những điều lợi lộc trước mắt bất cập so với những tác hại lâu dài mai sau đã được chính các chuyên gia và những tổ chức hoạt động môi sinh nêu lên rất rõ.

Đó là tác động ảnh hưởng trên mọi khía cạnh: thủy lộ giao thông, nguồn cá, lượng phù sa, ô nhiễm nguồn nước, sự sống còn của hệ thủy sinh thái ...

Hồi tháng 4/2011 Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekông (MRC) đã ra thông báo là các thành viên chưa đạt được thỏa thuận để tiến hành dự án Xayabury, nhưng tháng 6/2011 chính phủ Lào vẫn đơn phương bật đèn xanh cho công ty Thái Lan Ch. Karnchang triển khai dự án.

Đến tháng 9/2011 thì hơn 90% công trình làm con đường dẫn tới vùng xây đập đã hoàn tất.Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào Viraphonh Viravong đã bào chữa cho sự vi phạm này:

“Con đường dẫn mới chỉ được sử dụng khi nào công trình đập Xayabury được khởi công. Nếu không thì đây là đường sá đi tới những làng mạc thôn bản”.

Trong Hội nghị Siem Reap, diễn ra từ ngày 7/12 đến 9/12/2011, khi nói tới thỏa thuận đình hoãn dự án xây đập Xayabury, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Campuchia Lean Kean Nor, cũng là tân chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mekông nhiệm kỳ 2011-2012, nói:

“Kết quả hôm nay chứng tỏ các quốc gia thành viên tiếp tục cam kết hợp tác làm việc trong tinh thần Hiệp định sông Mekông nhằm tiến tới phát triển kinh tế nhưng không coi nhẹ cuộc sống bền vững của các cộng đồng cư dân và cả môi trường”.

Công trường xây dựng Xayabury vẫn đang hoạt động

Marc Goichot, thuộc tổ chức Quỹ Động vật hoang dã (WWF) trong lưu vực lớn sông Mekông (GMS), cũng đã lạc quan cho rằng kết quả của Hội nghị Siem Reap sẽ làm thay đổi chiến lược nơi vùng hạ lưu sông Mekông đồng thời hy vọng quyết định ấy cũng sẽ ảnh hưởng trên toàn vùng châu Á.

Có thể đây chỉ là “lạc quan tếu” vì đến nay Lào không bày tỏ một cam kết rõ ràng là sẽ ngưng xây con đập Xayabury, thậm chí trong Hội nghị Siem Reap, phái đoàn Lào đã không đề cập gì tới dự án đập Xayabury.

Ủy hội sông Mekông và các quốc gia thành viên khác sau đó đã chính thức gửi văn thư tới chính phủ Lào yêu cầu cung cấp thông tin về con đập nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm.

Các nhóm tài phiệt Thái Lan thủ lợi

Ngày 1/12/2011, chỉ một tuần lễ trước hội nghị của Hội đồng Ủy hội sông Mekông tại Siem Reap, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Preecha Rengsomboonsuk đã khẳng định:

“Lào có quyền xây con đập nằm trong lãnh thổ mình. Chúng tôi sẽ không chống đối dự án đập Xayabury, nhưng nếu con đập gây ảnh hưởng nào tác hại trên môi trường thì Chính phủ Lào phải chịu mọi trách nhiệm”.

Bản đồ sông Mekông với những con đập hiện hữu và dự kiến xây dựng

Đằng sau tuyên bố của quan chức này không ai khác hơn là chính các nhóm lợi ích và tài phiệt Thái Lan đã chủ động thúc đẩy dự án Xayabury đi tới, điều mà chính nhà nước Lào không đủ khả năng làm.

Thái Lan là đạo diễn chính của dự án đập Xayabury, từ đảm trách thiết kế đến tài trợ 3,5 tỉ MK tổn phí xây đập, rồi sử dụng cả nguồn điện sản xuất từ con đập ấy.

Đó là các thế lực tài phiệt Thái Lan bao gồm bốn ngân hàng lớn: Kasikorn Bank, Bangkok Bank, Krung Thai Bank và Siam Commercial Bank và đại công ty xây đập là Thai Construction Company Ch. Karnchang.Tuy nhiên Thái Lan vẫn cứ chối bỏ phần liên đới trách nhiệm của chính mình.

Bà Ame Trandem, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (International River) nói chính phủ Lào đang vận động và tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước thành viên của MRC để thông qua dự án đập thủy điện Xayabury tại cuộc họp cấp Bộ trưởng diễn ra vào ngày 7/12 ở tỉnh Siem Reap của Campuchia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Sát thủ dòng Mekông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO