Hạt mắc ca phá thế độc canh, làm giàu cho Tây Nguyên

T.K| 08/02/2015 01:07

Sau 10 năm thử nghiệm, 100% cây mắc ca đều sai quả, tỷ lệ sống đến 98%, sản lượng chỉ đứng sau Mỹ. Giống cây cực kỳ kén thổ nhưỡng đã tìm được đất lành và thúc đẩy kinh tế Tây nguyên cùng cả nước phát triển vượt bậc.

Hạt mắc ca phá thế độc canh, làm giàu cho Tây Nguyên

Sau 10 năm thử nghiệm, 100% cây mắc ca đều sai quả, tỷ lệ sống đến 98%, sản lượng chỉ đứng sau Mỹ. Giống cây cực kỳ kén thổ nhưỡng đã tìm được đất lành và thúc đẩy kinh tế Tây Nguyên cùng cả nước phát triển vượt bậc.

Tại “Hội thảo chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” được tổ chức tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng ngày 7/2 do Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức, các đại biểu đều nhận định hạt mắc ca rất thích hợp trồng tại Tây Nguyên và mang lại lợi nhuận cao.

Trong tình hình 100 ngàn ha cà phê già cỗi cho năng suất thấp và không thể phục hồi, Tây Nguyên cần một loại cây trồng mới cho năng suất tốt để đảm bảo thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.

Sau 20 năm du nhập vào Việt Nam và 10 năm trồng thử nghiệm, kết quả cho thấy Tây Nguyên rất thích hợp để trồng hạt mắc ca giống chuẩn, sinh trưởng tốt, cho ra hạt đúng kỳ, sản lượng và chất lượng cao.

Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết cây mắc ca có thể trồng xen lẫn cây cà phê nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ đó, hạt mắc ca sẽ phá vỡ thế độc canh của cà phê tại Tây Nguyên, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Bên cạnh đó, Đại tướng Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, cây mắc ca mới trồng 4 năm đã cho sản lượng khoảng 28-32 tạ quả tươi/ha/năm. Ông cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy nhanh xây dựng một chương trình quốc gia về phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.

Từ thực tế cho thấy hạt mắc ca có nhiều lợi thế hơn so với cà phê, cải thiện thu nhập nhiều lần, chịu hạn tốt, ít tốn công chăm sóc và hiện tại chưa phát hiện sâu bệnh gây hại.

Dự trù đề án mở rộng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên với kinh phí khoảng 22.000 tỷ đồng và bắt đầu triển khai từ năm 2015.

>Xuất khẩu cà phê: Hợp đồng làm DN thiệt hại
>Xuất khẩu cà phê: Lên "đỉnh" rồi về đâu?
>Giải pháp "chuỗi giá trị" cho mắc ca Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hạt mắc ca phá thế độc canh, làm giàu cho Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO