Kinh tế Ai Cập bên bờ vực thẳm

L.Q tổng hợp/DNSGCT| 31/08/2013 07:50

Hàng tỉ USD được các nước vùng Vịnh trong những ngày gần đây hứa hẹn cung cấp cho Ai Cập. Tuy nhiên, tạp chí Maghreb của Syria cho rằng khoản tiền đó chỉ giúp được nước này sống thêm được một thời gian ngắn nữa vì Ai Cập đang đứng bên bờ vực phá sản cộng với những khó khăn kinh tế trầm trọng

Kinh tế Ai Cập bên bờ vực thẳm

Hàng tỉ USD được các nước vùng Vịnh trong những ngày gần đây hứa hẹn cung cấp cho Ai Cập. Tuy nhiên, tạp chí Maghreb của Syria cho rằng khoản tiền đó chỉ giúp được nước này sống thêm được một thời gian ngắn nữa vì Ai Cập đang đứng bên bờ vực phá sản cộng với những khó khăn kinh tế trầm trọng.

Đọc E-paper

>> EU thông qua hỗ trợ tài chính 5 tỷ euro cho Ai Cập
>> Thế giới nói gì về việc Tổng thống Ai Cập bị lật đổ?
>> Mùa Xuân chưa đi qua Ai Cập
>> Máu đổ, Ai Cập đi vào ngõ cụt

Khó khăn kinh tế dẫn Ai Cập đến bất ổn chính trị

Sau Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, đến lượt Kuwait hứa hẹn cung cấp viện trợ tài chính cho Ai Cập, chỉ một tuần lễ sau khi Tổng thống Mohamed Morsi bị quân đội lật đổ. Khoản viện trợ này bao gồm 1 tỉ USD quà biếu, 2 tỉ được nạp vào Ngân hàng trung ương Ai Cập và 1 tỉ dưới dạng sản phẩm dầu mỏ.

Trước đó, Ả Rập Saudi cam kết viện trợ cho Ai Cập 5 tỉ USD nhằm hỗ trợ nền kinh tế nước này vượt qua những thách thức hiện nay, còn Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cung cấp 3 tỉ. Như vậy, chính quyền mới ở Ai Cập sẽ nhận được tất cả khoảng 12 tỉ USD hỗ trợ từ ba nước vùng Vịnh nói trên.

Qatar, nước hỗ trợ chính cho Tổ chức Anh Em Hồi giáo, vẫn là người cung cấp tiền chủ chốt dưới thời Tổng thống Morsi. Ngày 10-4, Qatar công bố ý định mua 3 tỉ USD trái phiếu của Ai Cập, cộng thêm 5 tỉ USD hỗ trợ tài chính và cam kết tiếp tục giúp đỡ nước này trong thời kỳ hậu Morsi. Về phần mình, Mỹ sẽ không cắt viện trợ quân sự cho Ai Cập vì điều đó không phục vụ lợi ích của Mỹ. Các khoản viện trợ nói trên là cần thiết cho nền kinh tế Ai Cập đang kiệt quệ. Trong khi ngân sách 2012-2013 được hoạch định trên cơ sở dự báo tăng trưởng GDP dưới 4%, với những gì xảy ra trong thời gian vừa qua, con số này có thể chỉ đạt chưa đến 2% trong năm 2013.

Trong thời gian trước mắt, viện trợ tài chính của các nước vùng Vịnh, theo nhà phân tích tài chính Andrew Cunningham, chỉ là liều oxy cấp cứu. Vốn của các nước này có thể cho phép Ai Cập tiếp tục nhập khẩu hàng thiết yếu trong những tháng tới, đặc biệt lúa mì là mặt hàng Ai Cập nhập nhiều nhất thế giới, hay một số loại nhiên liệu, chủ yếu là dầu mazut. Nhưng việc các nước vùng Vịnh bơm vốn vào Ai Cập không phải là giải pháp lâu dài khi nước này năm 2012 đã nhận hàng tỉ USD của Qatar và thời hạn phải trả liên tục được đẩy lùi. Các khoản viện trợ nói trên chỉ là vá víu.

Nền kinh tế Ai Cập được điều hành rất tồi từ nhiều thập niên nay và điều đó cũng không được khắc phục dưới thời Morsi. Cuộc thương lượng kéo dài từ 10 năm nay với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để vay 4,8 tỉ USD, tuy đã được nối lại vào đầu tháng 4-2013 song vẫn có nguy cơ kéo dài hơn nữa vì Ai Cập lúc này chưa có cả chính phủ hoàn chỉnh lẫn kế hoạch cải cách. Nhà phân tích Andrew Cunningham cho rằng thậm chí nếu đạt được thỏa thuận vay vốn với IMF, Ai Cập cũng không thể trấn an các nhà đầu tư nước ngoài và giải tỏa mọi khoản viện trợ của Liên minh châu Âu, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Phi, cũng không có nghĩa là dòng vốn đầu tư ồ ạt trở lại. Ai Cập vẫn trong cơn hoảng loạn từ năm 2012, thêm vào đó là cuộc đảo chính quân sự vừa qua nên khó có thể nói rằng bối cảnh có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Toàn bộ hệ thống của Ai Cập, theo chuyên gia Ahmed Galal, thuộc Diễn đàn nghiên cứu kinh tế Ai Cập, cần phải được xem xét lại. Việc bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Tài chính Hazem Beblawi, người từng nhiều năm làm việc trong các thế hệ tài chính, làm thủ tướng dường như cho thấy ý định biến việc khôi phục kinh tế thành ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, việc thành lập một chính phủ liên minh rộng rãi gặp trở ngại do Anh Em Hồi giáo từ chối tham gia và đòi đưa ông Morsi trở lại cũng như tình trạng manh mún trong các nhóm ủng hộ việc lật đổ Morsi. Viện Stratfor (Mỹ) cho rằng khó khăn của Ai Cập hiện đã vượt ra khỏi các vấn đề chính trị và tác động mạnh đến chính phủ mới được thành lập.

Khó khăn của nền kinh tế Ai Cập giải thích phần lớn việc Morsi bị phế truất. Chính phủ mới phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn và cần phục hồi một nền kinh tế bị tê liệt càng nhanh càng tốt nếu không muốn chịu chung số phận với hai chính phủ trước đó.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế Ai Cập bên bờ vực thẳm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO