Hy Lạp từ chối cứu trợ, nguy cơ thị trường xáo trộn

26/01/2015 09:50

Trong hôm nay, Hy Lạp sẽ có kết quả bầu cử Nghị Viện. Nếu Đảng cánh tả thắng, Hy Lạp sẽ chủ trương từ chối cứu trợ quốc tế, gợi nhớ lại tâm lý nỗi lo đất nước này phá sản từng gây xáo trộn thị trường Châu Âu và thế giới.

Hy Lạp từ chối cứu trợ, nguy cơ thị trường xáo trộn

Trong hôm nay, Hy Lạp sẽ có kết quả bầu cử Nghị Viện. Nếu Đảng cánh tả thắng sẽ chủ trương từ chối cứu trợ quốc tế, gợi nhớ lại tâm lý nỗi lo Hy Lạp phá sản từng gây xáo trộn thị trường Châu Âu và thế giới.

Với 92% số điểm bỏ phiếu đã được xác định kết quả, Đảng Syriza giành được 36,3% số phiếu ủng hộ, cao hơn mức 27,8% của đảng bảo thủ của Thủ tướng Antonis Samaras.

Ngay sau chiến thắng, lãnh đạo đảng Syriza, ông Alexis Tsipras, đã đưa ra cam kết sẽ chấm dứt "5 năm tủi nhục và đau đớn" mà Hy Lạp đã phải gánh chịu kể từ khi một gói cứu trợ quốc tế đã giúp Hy Lạp thoát khỏi phá sản vào năm 2010.

Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem liệu Đảng Syriza có đủ số ghế trong Nghị viện để thành lập Chính phủ hay phải liên kết với các đảng khác. Điều này sẽ trở nên rõ ràng cho đến sáng ngày hôm nay 26/1 hoặc muộn hơn, khi tất cả các điểm kiểm phiếu hoàn thành công việc của mình.

Nếu ông Tsipras, hiện 40 tuổi, có thể thành lập được chính phủ, ông sẽ là thủ tướng trẻ nhất của Hy Lạp trong vòng 150 năm năm qua, còn Syriza sẽ là đảng cánh tả đầu tiên lãnh đạo đất nước.

Viễn cảnh một chính phủ chống cứu trợ lên nắm quyền ở Hy Lạp đã gây lo ngại cho thị trường tài chính thế giới, làm gợi nhớ lại tâm lý lo ngại về việc sự phá sản của Hy Lạp có thể gây chấn động cho toàn khu vực đồng Euro.

"Bản án của người dân Hy Lạp đã kết thúc, không nghi ngờ gì nữa, những vòng thắt lưng buộc bụng luẩn quẩn của đất nước của chúng ta," ông Tsipras nói trước một đám đông cuồng nhiệt đang vẫy cờ ủng hộ mình.

Ông đã giành được chiến thắng nhờ những lời hứa về việc yêu cầu giảm gánh nợ và đàm phán lại các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 240 tỷ euro mà nước này vay kể từ giữa năm 2010.

Để đạt được điều kiện nhận gói cứu trợ, Hy Lạp đã phải áp các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc khổ trong chi tiêu công, tiền lương và lương hưu, cùng với việc sa thải lao động của khu vực công và tăng thuế.

Những tiến bộ trong việc cải cách được bộ 3 tổ chức cho vay quốc tế Troika, gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ủy ban Châu Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, đánh giá trước khi giải ngân gói cứu trợ.

Ông Tsipras tuyên bố nhóm Troika và việc giám sát định kỳ của nhóm này đã trở thành "một thứ của quá khứ."

Các chủ nợ của Hy Lạp nhấn mạnh rằng Hy Lạp phải tuân thủ các cam kết trước đó để tiếp tục nhận được gói cứu trợ.

Kết quả cuộc bầu cử này sẽ là chủ đề chính tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính khu vực châu Âu vào hôm nay, 26/1.

Nhà phân tích David Mackie của JPMorgan nói rằng cuộc đàm phán giữa chính phủ mới của Hy Lạp và các chủ nợ "có thể sẽ rất khó khăn".

>Berlin đã sẵn sàng để Hy Lạp rời khỏi Châu Âu
>EU đạt thỏa thuận giảm nợ cho Hy Lạp
>EU kéo dài viện trợ cho Hy Lạp đến 2016

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hy Lạp từ chối cứu trợ, nguy cơ thị trường xáo trộn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO