Ấn Độ bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh

LÂM NGHI| 14/10/2014 06:42

Tháng 8/2014, Thủ tướng Narendra Modi đã bãi bỏ 36 đạo luật lỗi thời nhằm cải thiện mạng lưới pháp luật chồng chéo đang cản trở nền kinh tế của quốc gia này. Quyết định này nằm trong kế hoạch cải tổ Ấn Độ của tân Thủ tướng Modi.

Ấn Độ bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh

Tháng 8/2014,Thủ tướng Narendra Modi đã bãi bỏ 36 đạo luật lỗi thời nhằm cải thiện mạng lưới pháp luật chồng chéo đang cản trở nền kinh tế của quốc gia này. Quyết định này nằm trong kế hoạch cải tổ Ấn Độ của tân Thủ tướng Modi.

Đến đầu tháng 10, chính phủ Modi đã tiếp tục chọn ra 287 quy định được cho là "lỗi thời đến mức ngớ ngẩn" để xử lý.

Theo phóng viên kinh tế Dhiraj Nayyar tại New Delhi, vấn đề thực sự của hệ thống pháp luật hiện thời của Ấn Độ là có quá nhiều quy định lỏng lẻo, dễ bị bẻ cong trục lợi. Điều này cản trở sự phát triển kinh tế và quá trình quản trị hành chính hiệu quả của quốc gia này.

Ba tổ chức có tiếng nói quan trọng tại Ấn Độ là Trung tâm Xã hội dân sự, Viện nghiên cứu chính sách tài chính công và Trung tâm pháp lý Vidhi gần đây đã khởi phát dự án 100 điều luật cần bãi bỏ để tham mưu cho chính phủ.

Một vài quy định được đề cập đến trong dự án này như quy định về nồi hơi ban hành năm 1923. Quy định này yêu cầu các nhà máy của Ấn phải được thanh tra chính phủ kiểm tra về sự phù hợp của các nồi hơi sử dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên đến nay, điều luật này đã trở thành công cụ để các thanh tra tiến hành tống tiền, nhận hối lộ từ doanh nghiệp.

Dhiraj Nayyar là nhà báo phụ trách chuyên mục kinh tế của các tờ Financial Express, India Today and Firstpost.com (New Delhi). 

Dhiraj Nayyar đã biên tập tác phẩm Surviving the Storm: India and the Global Financial Crisis (tạm dịch: Sống sót sau cơn bão: Ấn Độ và Khủng hoảng kinh tế toàn cầu).

Quy định về mức thuế 5% đối với các mặt hàng công nghệ nhập khẩu ban hành năm 1986 cũng là một trở ngại cho nền kinh tế Ấn Độ.

Mức thuế nói trên gây ra tác động tiêu cực khi các công ty nước ngoài giảm cung cấp các sản phẩm cần thiết để Ấn Độ phát triển ngành công nghệ.

Tuy nhiên về mặt tài chính, mức thuế này không mang đến lợi nhuận nhiều cho Ấn Độ như dự định. Thống kê cho thấy từ năm 1997 đến 2010, Ấn Độ chỉ thu về được 30 triệu USD khi áp thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Modi cũng quyết định bãi bỏ 2 quy định khác liên quan đến vai trò quốc hữu hóa trong sản xuất, kinh doanh của Ấn Độ là quy định quốc hữu hóa toàn bộ ngành đường sắt quốc gia (ban hành năm 1951) và vai trò quản lý của nhà nước đối với các công ty tư nhân khai thác than cốc (ban hành năm 1971).

Đây là minh chứng cho các tuyên bố mở cửa đầu tư nước ngoài để hiện đại hóa ngành công nghệ của chính phủ Ấn gần đây, cũng như cho thấy sự độc quyền của chính phủ trong vài lĩnh vực kinh doanh đã không còn là bất khả xâm phạm.

Theo giới phân tích nhận định, chiến dịch bãi bỏ liên tiếp các quy định pháp luật đã lỗi thời có thể chưa giải quyết được tận gốc hệ thống hành chính còn nhiều bất cập của Ấn Độ.

Tuy nhiên, nếu chính phủ của Modi không khởi đầu trước thì sẽ không có bất kỳ hy vọng nào trong việc xử lý tiếp những vấn đề khác liên quan đến quy định về đất đai hay lao động tại nước này. Đây là hai lĩnh vực luôn vấp phải nhiều sự kháng cự khi xử lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ấn Độ bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO