Ngành Ngân hàng: Chuyển đổi số đi kèm “chuyển đổi xanh”

Bích Ngọc| 23/11/2022 04:00

Thời đại công nghệ 4.0 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghệ của nhiều doanh nghiệp. Từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh, sản xuất tiết kiệm, xanh và bền vững hơn.

Chuyển đổi số đang là một trọng tâm quốc gia với ba trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số,và mục tiêu nâng đóng góp của kinh tế số lên 20% GDP của cả nước vào năm 2025. Ngành ngân hàng được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế và là một trong 8 ngành có sức trụ cột để thay đổi nhận thức toàn xã hội. Để thúc đẩy các doanh nghiệp định hướng chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững và linh hoạt hơn trong tương lai, và để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn tiện lợi hơn, đáp ứng mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng về sản phẩm - dịch vụ - triết lý kinh doanh, ngân hàng cần phải chủ động trong việc xây dựng một chiến lược vận hành và quản trị theo các tiêu chí về phát triển bền vững.

Chiến lược khung và lộ trình hành động này cần bao gồm ba ưu tiên: Thực hiện cho vay hoặc đầu tư vào dự án có đánh giá các rủi ro liên quan đến môi trường, hỗ trợ và hướng dẫn các dự án xanh, dự án quan tâm đến các mục tiêu xã hội;thay đổi năng lực đánh giá của cán bộ ngân hàng về các hoạt động thân thiện với môi trường; thay đổi nhận thức của khách hàng và người tiêu dùng về việc “xanh hóa” và số hóa dòng vốn đầu tư, hệ thống quản trị và vận hành.

Đánh giá tác động của ngân hàng đối với các bên liên quan - theo Báo cáo phát triển bền vững 2021 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

Đánh giá tác động của ngân hàng đối với các bên liên quan - theo Báo cáo phát triển bền vững 2021 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

Với vai trò chủ chốt trong việc cấp tín dụng và điều phối dòng vốn, khi kết hợp quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quá trình xem xét và thẩm định, ngân hàng sẽ hạn chế được việc tài trợ cho nhữngdự án có rủi ro cao về môi trường và xã hội, thúc đẩy áp dụng chuẩn mực công bố thông tin tài chính và quản trị theo mô hình môi trường, xã hội, quản trị (ESG), khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp thiết lập và tích hợp những mục tiêu và chuẩn mực mới về phát triển bền vững. 

Nổi bật có thể kể tới Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) với bộ chỉ tiêu thống kê dư nợ tín dụng xanh phù hợp tình hình triển khai thực tế và mẫu biểu báo cáo theo Công văn số 9050/NHNN-TD và Quy định bộ Tiêu chí phân chia ngành kinh tế theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam phù hợp quy định pháp luật, phân loại các ngành/lĩnh vực xanh để cấp tín dụng. Bộ tiêu chí này giúp hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng tính dụng xanh, điều phối dòng vốn vào những dự án góp phần giảm tháy khí nhà kính, qua đó thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Chuyển đổi số hỗ trợ MB trong quá trình thúc đẩy tín dụng xanh thông qua việc đồng bộ các tiêu chí chính sách tín dụng theo hệ thống, hướng tới phê duyệt tự động cho các khoản vay không chỉ của khách hàng cá nhân mà còn mở rộng đối với khách hàng doanh nghiệp. 

Để chuyển đổi số kèm chuyển đổi xanh, ngân hàng cũng cần thay đổi năng lực và nhận thức của cán bộ về các hoạt động thân thiện với môi trường và chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện được điều này, nhiều ngân hàng đang hình thành các uy bản chức năng nội bộ, bao gồm ủy ban quản trị cấp cao, ủy ban quản lý rủi ro và ủy ban nhân sự. Ba ủy ban này sẽ hoạt động tham mưu và chặt chẽ với nhau để những chỉ đạo về kế hoạch phát triển bền vững, các cột mốc trọng tâm được truyền tải thành những chính sách, quy định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và các công ty thành viên. 

Chuyển đổi số giúp MB thống nhất được những chính sách và quy định, ban hành đồng bộ toàn hệ thống ngân hàng và các công ty thành viên, triển khai những sáng kiến giảm thiếu tác động từ xả thải và tiêu thụ năng lượng trên toàn hệ thống. Một ví dụ, phần mềm tính chi phí điện điều hóa để phân bổ chi phí điện, đánh giá hiệu quả chi phí cho mỗi đơn vị; áp dụng phần mềm văn phòng M-Office để thay đổi thói quen in ấn, tăng năng suất lao động, hạn chế phát sinh làm thêm ngoài giờ của toàn bộ cán bộ nhân viên…

Và từ năm 2020 đến năm 2021, MB đã giảm thiểu được 16 kWh/người/m2/năm với khảo sát tiếp nhận ý kiến của nhân viên năm 2021 cho thấy nhận thức tốt về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

-3482-1669193581.png

Để góp phần thay đổi nhận thức của khách hàng hướng tới toàn xã hội, ngân hàng nên tiếp tục các chiến dịch truyền thông khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm số hóa, giảm thiểu thời gian di chuyển, tăng sự tiện lợi cho người tiêu dùng, tăng nhận biết về sự thiết yếu của tín dụng xanh trong kinh tế hiện đại; từ đó, nâng cao kỹ năng số của mỗi khách hàng - góp phần thúc đẩy xã hội số, giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. 

Việt Nam có những lợi thế với lực lượng lao động trẻ, nhạy cảm với những chiến lược và khái niệm mới như phát triển xanh hay tín dụng xanh. Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, ngành ngân hàng Việt Nam có thể góp phần thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững một cách mạnh mẽ nếu như mỗi ngân hàng việt đều áp dụng chuyển đổi số kèm với chuyển đổi xanh với chiến lược khung và kế hoạch hành động với ba ưu tiên và các bộ tiêu chí cùng cột mốc triển khai cụ thể. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngành Ngân hàng: Chuyển đổi số đi kèm “chuyển đổi xanh”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO