Kinh tế toàn cầu lo ngại về bùng phát dịch mới

Gia Lê| 12/06/2022 06:14

Với nguy cơ lây qua không khí và một số nước đã nâng cảnh báo, thậm chí yêu cầu cách ly, có lý do để lo ngại bệnh dịch đậu mùa khỉ có thể khiến các quốc gia lại áp dụng chính sách phong tỏa trong thời gian tới.

Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, vốn chỉ mới gượng dậy sau hai năm chống chọi với đại dịch Covid-19.

Dịch mới gây lo ngại

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) của Mỹ mới đây đã quyết định nâng mức cảnh báo đối với bệnh đậu mùa khỉ lên cấp độ 2, theo đó khuyến cáo người dân "thực hiện các biện pháp phòng ngừa tăng cường" để kiềm chế sự lây lan. Mức cảnh báo cao nhất là cấp độ 3, trong đó khuyến nghị hạn chế đi lại nếu không cần thiết. Động thái này được đưa ra khi tính tới ngày 6/6/2022, toàn cầu ghi nhận 1.019 ca đậu mùa khỉ tại 29 quốc gia. 

Canada hôm 7/6/2022 cũng đã ban hành cảnh báo đi lại liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ, khuyến cáo hành khách đề phòng căn bệnh khi đến hơn 20 quốc gia. Trong một thông báo cấp độ 2 - thấp hơn một cấp so với cảnh báo kêu gọi tránh di chuyển khi không thực sự cần thiết, Cơ quan Y tế Công cộng Canada nói rằng hành khách khi đến hơn 20 quốc gia (bao gồm Úc, Anh và Mỹ) có thể phải thực hiện các thủ tục để hạn chế sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, như cách ly nếu bị nhiễm bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã phải họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, đánh giá nguy cơ của đợt dịch này ở cấp độ toàn cầu là vừa phải, dù đây là lần đầu tiên nhiều trường hợp và cụm dịch được báo cáo rộng rãi như vậy nhưng dịch bệnh có thể kiểm soát được. 

Hình ảnh hiển vi điện tử cho thấy virus đậu mùa khỉ từ một mẫu da người - Ảnh: Reuters

Hình ảnh hiển vi điện tử cho thấy virus đậu mùa khỉ từ một mẫu da người - Ảnh: Reuters

Áp lực kinh tế toàn cầu 

Trước những trấn an của WHO, ắt hẳn nhiều người sẽ nhớ lại tuyên bố của tổ chức này cách đây hơn hai năm, thời điểm đại dịch Covid-19 mới bắt đầu xuất hiện, rồi sau đó đã lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội của các nước trên khắp thế giới như thế nào. Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn đang gấp rút tìm kiếm manh mối về nguồn gốc của sự bùng phát này diễn ra bên ngoài châu Phi, mà đang làm hoang mang và lo lắng trong cộng đồng.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022, đồng thời cảnh báo rằng nhiều quốc gia có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp - lạm phát cao (đình lạm - lạm phát đình đốn) giống như đã xảy ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Theo đó, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn 1,2% so với dự báo 4,1% đưa ra hồi đầu năm.

Với khả năng lây qua không khí và nhìn vào việc một số nước đã bắt đầu nâng cảnh báo, thậm chí yêu cầu cách ly, có lý do để lo ngại bệnh dịch này có thể khiến các quốc gia lại áp dụng chính sách phong tỏa và cách ly tương tự trong thời gian tới. Nếu điều này xảy ra, đó sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, vốn chỉ mới gượng dậy sau hai năm chống chọi với đại dịch Covid-19. 

Hôm 7/6/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022, đồng thời cảnh báo rằng nhiều quốc gia có thể rơi vào tình trạng tăng trưởng thấp - lạm phát cao (đình lạm - lạm phát đình đốn) giống như đã xảy ra vào thập niên 70 của thế kỷ trước. Theo đó, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn 1,2% so với dự báo 4,1% đưa ra hồi đầu năm.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình trạng tăng giá hàng hóa càng làm trầm trọng hơn những thiệt hại mà dịch bệnh Covid-19 gây ra cho nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, chính sách phong tỏa của Trung Quốc tại các thành phố lớn để chống dịch Covid-19 đã góp phần khiến chuỗi cung ứng thêm đứt gãy những ngày qua. Do đó, nếu đậu mùa khỉ lại trở thành đại dịch mới lây lan ngoài tầm kiểm soát, kéo theo các chính sách phong tỏa và cách ly, nguy cơ một cuộc khủng hoảng kinh tế nữa lại xảy ra không phải là thiếu cơ sở.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế toàn cầu lo ngại về bùng phát dịch mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO