Luật Thuế TNCN: Chưa nắm được… "kẻ trọc đầu"!

09/05/2013 04:09

Kể từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực từ năm 2009 đến nay, dư luận luôn nghi vấn liệu cơ quan thuế đã nắm được tất cả các đối tượng thuộc diện nộp thuế hay chưa; có quản lý được nguồn thu nhập của người nộp thuế để tính thuế không; làm thế nào để thu đúng, thu đủ, đảm bảo công bằng xã hội,…bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, trao đổi xung quanh vấn đề này.

Luật Thuế TNCN: Chưa nắm được…

Kể từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) có hiệu lực từ năm 2009 đến nay, dư luận luôn nghi vấn liệu cơ quan thuế đã nắm được tất cả các đối tượng thuộc diện nộp thuế hay chưa; có quản lý được nguồn thu nhập của người nộp thuế để tính thuế không; làm thế nào để thu đúng, thu đủ, đảm bảo công bằng xã hội,…bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, trao đổi xung quanh vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam

*

Có thể khẳng định Luật Thuế TNCN là luật thuế có nhiều ý kiến tham gia và có nhiều quan điểm khác nhau nhất. Trong đó, vấn đề được bàn luận và tranh cãi nhiều nhất là mức khởi điểm chịu thuế theo Pháp lệnh Thuế thu nhập với người có thu nhập cao và giảm trừ gia cảnh theo Luật Thuế TNCN?

- Điều này cũng dễ hiểu, bởi Luật Thuế TNCN có diện điều chỉnh các thu nhập chịu thuế của các cá nhân tương đối rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như: bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, vốn, chế độ phụ cấp, trợ cấp xã hội, tiền lương - tiền công...

Do vậy, khi một số chính sách sửa đổi, buộc các văn bản hướng dẫn về thuế TNCN cũng thay đổi theo. 

Ngoài các thông tư hướng dẫn đặc thù, trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc, gây khó khăn cho người nộp thuế trong thực thi.

Mặt khác, do sự biến động nhanh của nền kinh tế, nên một số quy định trong Luật Thuế TNCN tại thời điểm ban hành Luật là phù hợp, nay đã bộc lộ một số hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn chưa rõ ràng, minh bạch..., đôi khi dẫn đến thiếu công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế. 

* Theo bà, đâu là nguyên nhân khiến cơ quan thuế chưa thể quản lý hết các đối tượng có thu nhập phải nộp thuế, cũng như các nguồn để thu thuế?

- Việc thu thuế TNCN đối với các nguồn thuế mà cơ quan chi trả phải thực hiện khấu trừ thuế tại nguồn.

Có nghĩa, trước khi chi trả tiền lương, tiền công, trúng thưởng xổ số… thì cơ quan trả thu nhập đấy phải khấu trừ tiền lương, tiền công nếu biết được đầy đủ thu nhập thì giảm trừ gia cảnh và khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần. 

Còn nếu chưa biết chắc chắn thì phải tạm khấu trừ theo mức có mã số thuế thì 10%, không có mã số thuế là 20%. Tuy nhiên, có những khoản thu nhập khác, ví dụ ca sĩ biểu diễn thông qua các công ty tổ chức thì có thể khấu trừ thuế. Nhưng nếu ca sĩ đi hát mà được trả bằng tiền mặt thì sẽ không có trừ thuế, lúc đấy sẽ rất khó khăn. 

Hay như hoạt động môi giới bất động sản, bán hàng đa cấp…, hiện cơ quan thuế đang chưa kiểm soát đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế. Vô hình trung, khi chưa kiểm soát đầy đủ thì sẽ dẫn đến nhiều trường hợp chưa công bằng. 

* Vậy đâu là kẽ hở trong công tác kế toán hiện nay khiến cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân dễ dàng "lách" không kê khai đầy đủ các nguồn thu nhập, nhằm "né" thuế, trong khi cơ quan thuế vẫn chưa tìm ra cách gì để quản lý được?

- Đối với công tác tài chính kế toán, các doanh nghiệp (DN) cũng có thể "ổn". Vì giữa nguồn chi phí trả thu nhập cá nhân liên quan đến chi phí tính thuế thu nhập DN (TNDN). Như vậy, cơ quan thuế có thể kiểm soát được nguồn chi ra từ các chi phí để tính thuế TNDN và phần quyết toán của thuế TNCN. 

Tuy nhiên, những cơ sở như bán hàng đa cấp, các cá nhân đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, môi giới để hưởng hoa hồng… thì lúc đấy, các cá nhân này thường áp dụng cơ chế khoán thuế và thanh toán bằng tiền mặt. Như vậy, cơ quan thuế cũng sẽ không thể kiểm soát được nguồn chi phí bị "lẩn tránh". 

Cho nên, theo tôi, cần tăng cường hạch toán sổ sách kế toán, tăng cường thanh toán qua ngân hàng… Đây là những biện pháp để có thể kiểm soát được.

* Nhiều ý kiến cho rằng Luật hiện mới nắm được "người có tóc" chứ chưa nắm được "kẻ trọc đầu", nghĩa là thuế mới chỉ thu chủ yếu vào đối tượng là đại bộ phận người làm công ăn lương và chi trả qua ngân hàng, bà nghĩ sao?

- Đúng như vậy. Rất nhiều người đóng thuế chân chính, tuân thủ các quy định của pháp luật, song cũng không ít đối tượng có thu nhập bên ngoài khá cao nhưng không quản lý được những khoản tiền này để tính thuế. Đây là một trong những vấn đề tồn tại, cách thức quản lý của chúng ta chưa tốt và cần phải hoàn thiện trong thời gian tới. 

* Là người công tác lâu năm trong ngành thuế, bà có thể gợi mở các biện pháp để có thể khắc phục những bất cập trong công tác quản lý thu thuế TNCN hiện nay?

- Theo tôi, cơ quan thuế phải phân loại các đối tượng thu. Chẳng hạn, với đối tượng là ca sĩ thì có thể dùng các biện pháp tuyên truyền hoặc phân cấp quản lý phù hợp để trước tiên là động viên, khích lệ họ thấy rằng nộp thuế TNCN cao thì chứng tỏ mình là một ca sĩ giỏi, kiếm được nhiều tiền.

Đối với các đối tượng đại lý xổ số kiến thiết, bảo hiểm, bán hàng đa cấp… thì phải có biện pháp phối hợp với các cơ quan chủ quản để nắm toàn bộ các đại lý, phương thức bán hàng và biện pháp khấu trừ thuế để quản lý được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Luật Thuế TNCN: Chưa nắm được… "kẻ trọc đầu"!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO